Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

BÀI TẬP 5:

5.1. Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

5.2 Căn cứ vào kết quả của bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy.


5.1. Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

 

Nền văn minh

Cơ sở hình thành

Điều kiện tự nhiên

Cơ sở xã hội

Ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

-       Hình thành trên lưu cực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

-       Đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,… thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi, nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.

-       Khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,… thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển sớm.

 

-       Cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm tước), phát triển rực rỡ trong thời kỳ văn hoá Đông Sơn.

-       Sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dẫn tới những thay đổi lớn: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phân hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.

Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung

 

Văn minh Chăm-pa

-       Hình thành, tồn tại và phát triển từ thế kỷ II đến thế kỷ XV) trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay.

-       Khoảng thế kỷ V TCN, cư dân văn hoá Sa Huỳnh cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa.

-       Cơ cấu xã hội Sa Huỳnh là xã hội dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao.

-       Sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội này la cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này.

-       Tiếp xúc với văn minh Ấn độ thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tôn giáo, tư tưởng, mô hình tổ chức nhà nước và pháp luật đã được du nhập

Văn minh Phù Nam

-       Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công. Hằng năm, nơi đây được phù sa bồi đáp tạo thành đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khu vực này có hệ thống kênh rạch chăng chịt, thuận tiện cho thuyền bè lưu thông.

-       Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hoá lâu đời ở khu vực Nam Bộ - văn hoá tiền Óc Eo.

-       Khoảng cuối thiên niên kỉ [ TCN, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển; cấu trúc làng nông chài – thương nghiệp hình thành, chuẩn bị cho sự ra đời của các đô thị sơ khai ở một số vùng đất thuộc Nam Bộ. Đây là tiển để quan trọng dẫn đến sự thay đổi lớn trong xã hội và sự ra đời của nhà nước.

-       Do vị trí địa lí thuận lợi, từ thời văn hoá tiền Óc Eo, vùng đất này đã là nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người. Cư dân bản địa cư trú lâu đời kết hợp với những cư đân Nam Đảo di cư đến, họ cùng nhau xây dựng, phát triển và tạo nên tiến để cho sự thành lập Vương quốc Phù Nam sau này.

-       Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ, được truyền bá chủ yếu thông qua hoạt động thương mại biển. Điều này được thể hiện ngay trong truyển thuyết về sự ra đời của Vương quốc Phù Nam và trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo,...

5.2 Căn cứ vào kết quả của bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy.

 

 

Văn minh Văng Lang – Âu Lạc

Văn minh Chăm – pa

Văn minh Phù Nam

Giống nhau

Điều kiện tự nhiên

-       Hình thành và phát triển gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn, như: sông Hồng, sông Cả, sông Mã,…; sông Thu Bồn và sông Mê Kông…

Cơ sở xã hội

-       Làng là tổ chức xã hội phổ biến.

-       Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

 

Địa bàn

-       Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay.

-       Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay.

-       Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

 

Đời sống kinh tế

-       Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp.

-       Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm pa và Phù Nam.

-       Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước và sản xuất thủ công nghiệp; các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển.

-       Thương mại đường biển rất phát triển, cảng Óc Eo là trung tâm thương mại sầm uất.

 

Cơ sở xã hội

-       Người Việt cổ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

-       Người Sa Huỳnh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

-       Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) cùng xây dựng và phát triển văn minh.

 

Cơ sở văn hoá

-       Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

-       Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức; Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải lịch sử 10 kết nối tri thức sách bài tập bài 10 Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại, giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác