Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

BÀI TẬP 6: Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

Thành tựu trên các lĩnh vực

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Sự ra đời nhà nước

?

?

?

Hoạt động kinh tế

?

?

?

Đời sống vật chất

?

?

?

Đời sống tinh thần

?

?

?


Thành tựu trên các lĩnh vực

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Sự ra đời nhà nước

- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì Phú Thọ

ngày nay). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai.

- Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán -An Dương Vương; giúp việc cho vua cũng là Lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các Lạc tướng cai quản.

- Trong hai thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm ở quận Nhật Nam liên tục đấu tranh chống lại ách cai trị của nhà Hán. Đến năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa), kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam).

- Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua (thường được đồng nhất với một vị thần), có quyển lực tối cao, theo chế độ cha truyển con nối. Dưới vua là hai vị quan đại thân (một quan văn, một quan võ). Cấp địa phương, chia thành các châu - huyện - làng và giao cho các vị quan quản lí.

- Vào khoảng đầu Công nguyên, Vương quốc Phù Nam đã được thành lập trên cơ sở tập hợp nhiều tộc người, nhiều tiểu quốc. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyển lực cao nhất, cai trị bằng cả vương quyển và thần quyển; giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền với nhiều cấp bậc.

- Trong khoảng hơn hai thế kỉ đầu sau khi thành lập, tổ chức nhà nước Phù Nam còn đơn giản. Từ thế kỉ II đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước ngày càng được hoàn thiện. Phù Nam vươn lên trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng rộng ra nhiều vùng đất ở khu vực Đông Nam Á.

Hoạt động kinh tế

- Trên những điểm tụ cư ở các gò đổi, chân núi, các dải đất cao ven sông, cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp: làm rẫy (vùng đổi núi, địa hình dốc) và làm ruộng (vùng đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi tưới tiêu). Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá và làm thủ công cũng phát triển.

- Thời kì Đông Sơn, một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim,...) phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nghề đúc đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tỉnh xảo (công cụ lao động, đồ trang sức, vũ khí, trống đồng, thạp đồng,...). Cho đến nay, kĩ thuật đúc trống đồng, thạp đồng.... của người Việt cổ vẫn còn nhiều điều bí ẩn.

- Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công (làm gốm, dệt, luyện kim,...).

- Bên cạnh đó, người Chăm-pa còn rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển.

- Do nằm trên tuyến đường buôn bán quốc tế qua Biển Đông, vì vậy Chăm-pa được biết đến là cầu nối buôn bán quốc tế quan

trọng, với nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm (Quảng Nam), Thị Nại (Bình Định), Pan-đu-ran-ga (Phan Rang),...

- Qua các cảng thị, cứ dân Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kì nam, ngọc trai,... và mua các mặt hàng như thuỷ tính (Ấn Độ), mã não (Thái Lan), gương đồng (Trung Quốc), đổ gốm màu xanh lam cô-ban (A-rập),...

- Phù Nam trở thành một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Thương nhân từ các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư,... đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để trao đổi, buôn bán.

- Một số nghề thủ công (luyện kim, nấu thuỷ tinh, đóng tàu, làm gốm,...) và nông nghiệp (trồng lúa và chăn nuôi) ở Phù Nam cũng khá phát triển. Sản phẩm của các ngành này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn được trao đổi, buôn bán với thương nhân các nước.

 

Đời sống vật chất

- Thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày của người Việt cổ là cơm, rau, cá,... Lương thực chính là lúa gạo; thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.

- Về trang phục: Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó. Họ thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),...

- Về nhà ở: Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng). Những ngôi nhà quây quần trong một khu vực tạo thành những xóm làng định cư.

- Người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ (đường sông, đường biển), phương tiện chính là thuyền, bè,...

- Trang phục chính của người Chăm xưa là một mảnh vải (gọi là “ka-ma”) quấn quanh người từ phải sang trái và che từ ngang lưng đến chân, mùa đông họ khoác thêm một cái áo dày. Dân chúng đều đi chân đất, chỉ có vua, quan đi dép hoặc giày.

- Phụ nữ Chăm thường đeo một số đồ trang sức: hoa tai, vòng cổ,...

- Người dân ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường có quét vôi ở ngoài.

- Thành phần chính trong ba ăn hằng ngày của người Chăm-pa là cơm, rau, cá,...

- Cư dân Phù Nam chủ yếu ở trong những ngôi nhà sàn rộng làm bằng gỗ, lợp mái lá, phù hợp với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm của vùng Nam Bộ.

- Cư dân Phù Nam đi lạ¡ chủ yếu bằng thuyền trên kênh, rạch, sông ngòi.

- Lương thực, thực phẩm chính của người Phù Nam là lúa gạo, các loại thịt và thuỷ, hải sản.

- Trang phục của người Phù Nam tương đối đơn giản: đàn ông đóng khố, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo một số đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai,...

 

Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: Cư đân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phổn thực.

- Nghệ thuật. Cư dân Văn Lang -— Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mi khá cao. Những tác phẩm như: trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức hay tượng người, chim, thú hoặc trang trí trên các công cụ, vũ khí,... vừa thể hiện trình độ chế tác tỉnh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật, vừa phản ánh đời sống tỉnh thần phong phú của cư dân thời kì này.

Âm nhạc khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức

biểu diễn.

- Trống đồng Đông Sơn trước hết là một loại nhạc khí dùng trong các dịp lễ, tết lớn của cộng đồng. Bằng kĩ thuật điêu luyện, cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo nên những chiếc trống với âm thanh trầm hùng.

- Trên trống đồng, thạp đồng có trang trí hoạ tiết là các giàn trống (từ 2 đến 4 chiếc), giàn cổng (từ 6 đến 8 chiếc), cảnh tốp nam nữ mặc trang phục đẹp, đầu đội mũ lông chim, vừa múa, hát, vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau (khèn, sênh, chuông, phách,...).

- Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội 

Trước khi tiếp xúc với các nền văn hoá bên ngoài, cư dân Sa Huỳnh đã duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống: vạn vật hữu linh, thờ sinh thực khí, thờ cúng tổ tiên,...

- Ngoài tín ngưỡng bản địa, người Chăm-pa cũng tiếp thu nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo,... Gắn liền với các tôn giáo là hệ thống lễ hội đặc sác được đồng bào Chăm tổ chức hằng năm tại các cụm di tích tháp Chăm.

- Kiến trúc, điêu khắc

Ngày nay, trên dải đất miền Trung Việt Nam còn nhiều di tích, công trình kiến trúc tôn giáo quan trọng của Vương quốc Chăm-pa, tiêu biểu như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam),tháp Mỹ Khánh (Thừa Thiên Huế), tháp Cánh Tiên, Dương Long (Bình Định), tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hoà),...

- Nghệ thuật điêu khác Chăm-pa đặc sắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp...

- Tín ngưỡng, tôn giáo: Cử dân Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, tiêu biểu là thần Mặt Trời. Họ cũng duy trì tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khi).

- Trong quá trình giao lưu buôn bán với Ấn Độ, người Phù Nam đã tiếp nhận các tôn giáo như: Phật giáo, Hin-đu giáo....

- Phong tục, tập quán: Cư dân Phù Nam có phong tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức như thuỷ táng (thả xác xuống sông), hoả táng (đốt xác), thổ táng (chôn dưới đất) và điểu táng (để xác ngoài đồng cho chim ăn). Khi gia đình có tang, người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức; Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải lịch sử 10 kết nối tri thức sách bài tập bài 10 Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại, giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác