Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
A. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
1.1. Ở Đàng Ngoài, trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng là do
A. những cuộc xung đột kéo dài.
B. thủ công nghiệp được chú trọng hơn.
C. diện tích ruộng công tăng lên.
D. chưa thực hiện chính sách khai hoang.
Trả lời:
A. những cuộc xung đột kéo dài.
1.2. Tình trạng nào diễn ra ngày càng phổ biến trong nông nghiệp Đàng Ngoài ở các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Ruộng tư bị biến thành ruộng công.
B. Ruộng công bị biến thành ruộng tư.
C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
D. Nông dân được chia ruộng đất.
Trả lời:
B. Ruộng công bị biến thành ruộng tư.
1.3. Tình hình nông nghiệp Đàng Trong có gì khác với nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII
A. Có bước phát triển rõ rệt.
B. Sa sút nghiêm trọng.
C. Nông dân bị bắn cùng hoá.
D. Địa chủ lớn lấn chiếm đất.
Trả lời:
A. Có bước phát triển rõ rệt.
1.4. Sự phát triển của nông nghiệp đã có tác động nào đến xã hội Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Hình thành tầng lớp quan lại.
B. Bắt đầu hình thành tầng lớp địa chủ.
C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
D. Bắt đầu phân hoá xã hội.
Trả lời:
C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
1.5. Điểm chung của tình hình thủ công nghiệp nhà nước ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
A. Các quan xưởng không còn hoạt động.
B. Các quan xưởng chỉ sản xuất vũ khí.
C. Các quan xưởng vẫn được duy trì.
D. Các quan xưởng chỉ may trang phục.
Trả lời:
C. Các quan xưởng vẫn được duy trì.
1.6. Tình hình thủ công nghiệp trong nhân dân ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII
A. phát triển mạnh mẽ hơn trước.
B. kém phát triển hơn trước.
C. chỉ phát triển nghề gốm.
D. chỉ phát triển nghề dệt.
Trả lời:
A. phát triển mạnh mẽ hơn trước.
1.7. Biểu hiện phát triển của buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI – XVIII là
A. hình thành mạng lưới chợ.
B. hình thành các làng nghề.
C. hình thành các đô thị lớn.
D. hình thành các quan xưởng.
Trả lời:
A. hình thành mạng lưới chợ.
1.8. Biểu hiện phát triển của ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. sự hình thành các làng nghề.
B. sự khởi sắc của nhiều đô thị.
C. sự ra đời các đô thị.
D. sự hình thành các quan xưởng.
Trả lời:
B. sự khởi sắc của nhiều đô thị.
1.9. Ở Đàng Ngoài, bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ), đô thị nào cũng trở thành Ở một trung tâm buôn bán lớn?
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Hội An.
D. Gia Định.
Trả lời:
A. Phố Hiến.
1.10. Càng thị lớn nhất hình thành, phát triển trong các thế kỉ XVII – XVIII ở Đàng Trong là
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Hội An.
D. Gia Định.
Trả lời:
C. Hội An.
1.11. Tôn giáo nào mới được truyền bá vào nước ta ở thế kỉ XVI và lan truyền trong cả nước ở thế kỉ XVIII?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Công giáo.
Trả lời:
D. Công giáo.
1.12. Việc nhân dân ta vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống trong làng xã thể hiện điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước.
B. Tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm.
C. Thờ cúng tổ tiên, người anh hùng.
D. Đề cao học tập, thi cử.
Trả lời:
A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước.
1.13. Cùng với sự truyền bá của Công giáo, văn hoá nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có thành tựu mới nào?
A. Chính quyền đề cao học tập, thi cử.
B. Chữ Quốc ngữ được sáng tạo.
C. Chữ Nôm được sáng tạo.
D. Chữ La-tinh được sử dụng.
Trả lời:
B. Chữ Quốc ngữ được sáng tạo.
1.14. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về tình hình văn học nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước.
B. Văn học chữ Hán phát triển mạnh hơn trước.
C. Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại.
D. Nhiều tác phẩm thơ Nôm, truyện Nôm nổi tiếng ra đời.
Trả lời:
B. Văn học chữ Hán phát triển mạnh hơn trước.
Bình luận