Giải SBT Lịch sử 8 Kết nối bài 16 Việt Nam dưới thời Nguyễn( nửa đầu thế kỉ XIX)

Giải chi tiết sách bài tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 16 Việt Nam dưới thời Nguyễn( nửa đầu thế kỉ XIX). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. TRẮC NGHIỆM

 Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

 Bài tập 2. Hãy lựa chọn mốc thời gian hoặc từ ngữ cho sản để hoàn thiện các mệnh đề dưới đây.

Năm 1802; 1831 – 1832; xác lập và thực thi; nhà vua; Di sản văn hoá thế giới; chữ Nôm; sa sút dần; triều đình; Phú Xuân (Huế).

1. …(1)…, nhà Nguyễn được thành lập, kinh đô đặt ở …(2)… 

2. Bộ Hoàng Việt luật lệ được ban hành nhằm bảo vệ uy quyền tuyệt đối của …(3)… và củng cố trật tự phong kiến,...

3. Những năm …(4)… , một cuộc cải cách hành chính được tiến hành dưới Triều vua Minh Mạng.

4. Dưới thời Nguyễn, nhiều trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kỳ trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An …(5)… 

5. Dưới Triều Nguyễn, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, thợ thuyền, binh lính,.. đã nổ ra nhằm chống lại …(6)…  

6. Dưới thời Nguyễn, phần lớn các tác phẩm văn học có giá trị được sáng tác bằng …(7)… 

7. Dưới Triều Nguyễn, Nhà nước tiếp tục …(8)… chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

8. Kinh thành Huế xây dựng dưới thời Nguyễn, được UNESCO ghi danh là …(9)… 

Bài tập 3. Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

  1. Vua Gia Long

a. Đánh bại Triều Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn.

b. Thực hiện công cuộc cải cách hành chính, chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

c. Ban hành “Hoàng Việt luật lệ”.

d. Thi hành chính sách cấm đạo gay gắt.

  1. Vua Minh Mạng

e. Chọn đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

i. Lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

g. Vẽ bản đồ, dựng miếu, trồng cây ở quần đảo Hoàng Sa.

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1. Lập bảng hệ thống kiến thức (theo gợi ý dưới đây) về tình hình kinh tế, xã hội nổi bật dưới Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.

Lĩnh vực

Tình hình nổi bật

Kinh tế

 

Nông nghiệp

 

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

 

Xã hội

 

Bài tập 2. 

 2.1. Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số thành tựu chứng tỏ sự phát triển của văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

2.2. Trong các thành tựu văn hoá đạt được dưới thời Nguyễn, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

 Bài tập 3. Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

Bài tập 4. Đọc các tư liệu dưới đây:

Tư liệu 1. Năm 1833, Giám mục Ta-be đã xác nhận: Quần đảo Pa-ra-xen, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Hoàng đế Gia Long xét thấy đúng lúc phải vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Sđd, tr.61)

Tư liệu 2. Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ [đảo] Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Hằng năm nên phái người đi dò xét để thuộc đường biển... Vua y lời tàu. Sai Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo mười bài gỗ đến nơi đó dựng làm dấu, ghi khắc những chữ: “Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân [1836), Thuỷ quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ.

(Theo Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập bốn, NXB Giáo dục, 2004, tr. 851, 867)

 

Dựa vào hai tư liệu trên em có nhận định gì về Triều Nguyễn? Chỉ ra những dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho nhận định của em.

 Bài tập 5. Sưu tầm tư liệu về quá trình thực thi chủ quyền của Triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về quá trình đó dưới Triều Nguyễn.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối, Giải SBT Lịch sử 8 KN, Giải sách bài tập Lịch sử 8 KN bài 16 Việt Nam dưới thời Nguyễn( nửa đầu thế kỉ XIX)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác