Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
A. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
1.1. Bước sang thế kỉ XVI, tình hình các nước trong khu vực Đông Nam Á như thế nào?
A. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển rực rỡ.
B. Chế độ phong kiến suy thoái trầm trọng.
C. Chế độ phong kiến bước vào thời kỳ suy thoái, từng bước lún sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội.
D. Hầu hết bị các nước thực dân phương Tây đặt ách thống trị.
Trả lời:
C. Chế độ phong kiến bước vào thời kỳ suy thoái, từng bước lún sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2. Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á là
A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.
B. Tây Ban Nha, Anh lập thương điểm ở In-đô-nê-xi-a.
C. thực dân Anh xâm nhập Mã Lai và Miến Điện.
D. thực dân Anh xâm nhập vào Xiêm.
Trả lời:
A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.
1.3. Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị ở In-đô-nê-xi-a vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVIII.
B. Đầu thế kỉ XIX.
C. Giữa thế kỉ XIX.
D. Đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
C. Giữa thế kỉ XIX.
1.4. Từ giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin là thuộc địa của nước nào?
A. Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha.
C. Anh.
D. Pháp.
Trả lời:
B. Tây Ban Nha.
1.5. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình xâm chiếm những nước nào?
A. Cam-pu-chia, Lào.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam, Phi-líp-pin.
D. Mã Lai, Miến Điện.
Trả lời:
C. Việt Nam, Phi-líp-pin.
1.6. Ý nào không phải là chính sách cai trị của chính quyền thực dân đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á?
A. Chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau.
B. Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng, miền để dễ bề cai trị.
C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu.
D. Xây dựng bộ máy quản lý từ cấp tỉnh trở lên do quan chức thực dân điều hành.
Trả lời:
C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu.
1.7. Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á
A. Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...
C. Mở rộng hệ thống đường giao thông nhằm phục vụ khai thác kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.
D. Chú trọng mở mang các ngành công nghiệp nặng nhằm thu lợi nhuận cao nhất.
Trả lời:
D. Chú trọng mở mang các ngành công nghiệp nặng nhằm thu lợi nhuận cao nhất.
1.8. Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở In-đô-nê-xi-a, ngoại trừ cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giỗ (1675).
B. Khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 – 1719).
C. Khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823).
D. Khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830).
Trả lời:
C. Khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823).
Bình luận