Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.


1.1. Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là

A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên

B. Chế độ phong kiến Trung Quốc khủng hoảng, thối nát. 

C. Do chính sách "bế quan toả cảng" của chính quyền Mãn Thanh.

D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh.

Trả lời:

A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên

1.2. Hiệp ước Nam Kinh đã

A. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. 

B. tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán Trung Quốc.

C. mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. biển Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. 

Trả lời:

C. mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

1.3. Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 184 đến năm 1911 là

A. cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.

B. phong trào Duy tân năm Mậu Tuất (1898).

C. phong trào Nghĩa Hoà đoàn. 

D. Cách mạng Tân Hợi (1911).

Trả lời:

D. Cách mạng Tân Hợi (1911).

1.4. Kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) là

A. giành được độc lập cho Trung Quốc.

B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.

C. đánh đổ Triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn nằm ở Trung Quốc.

Trả lời:

C. đánh đổ Triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc

1.5. So với các nước khác ở châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là lược.

A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm 

B. chế độ phong kiến mục nát.

C. nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".

D. một bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

D. một bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

 

1.6. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được bắt đầu vào thời gian

A. tháng 1 – 1867. 

B. tháng 1 – 1868.

C tháng 1 – 1869.

D. tháng 1 – 1870.

Trả lời:

B. tháng 1 – 1868.

1.7. Ý nào không đúng về những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?

A. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc. 

C. Cho phép mua bán ruộng đất và tự kinh doanh.

D. Đích thân Thiên hoàng quản lý ngành ngân hàng.

Trả lời:

D. Đích thân Thiên hoàng quản lý ngành ngân hàng.

1.8. Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về chính trị của Minh Trị?

A. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ

B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng. 

C. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền.

D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.

Trả lời:

D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.

1.9. Ý nào không phù hợp để trả lời câu hỏi: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

A. Do quý tộc tư sản hoá đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị tiến hành. 

B. Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật Bản.

C. Những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá – giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển. 

D. Nhật Bản giữ vững được độc lập trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây.

Trả lời:

D. Nhật Bản giữ vững được độc lập trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây.

1.10. Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là 

A. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ty độc quyền.

C. Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

D. sự hình thành các công ty độc quyền và đầy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Trả lời:

D. sự hình thành các công ty độc quyền và đầy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối, Giải SBT Lịch sử 8 KN, Giải sách bài tập Lịch sử 8 KN bài 14 Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác