Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.

4. Đời sống tinh thần

Câu 1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa. 

Câu 2. Dựa vào kiến thức trong bài và Hình 16.5, em hãy cho biết những nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa. 


Câu 1. Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa:

- Văn học: 

  • Văn học dân gian đặc biệt phong phú về nhiều thể loại: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố,...
  • Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo. 
  • Văn học viết có các trường ca, gia huấn thơ ca và thơ triết lí, thơ trữ tình,....được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ. 

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

  • Cư dân Chăm-pa thịnh hành tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực. 
  • Từ thế kỉ III, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa. Phật giáo Đại thừa phát triển trong hai thế kỉ IX và X. Từ thế kỉ XII-XIV, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni. 

- Nghệ thuật: 

  • Kiến trúc, điêu khắc: đền tháp Chăm. Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm-pa. 
  • Âm nhạc: âm nhạc và ca múa không thế thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống. Người Chăm chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo.

- Phong tục tập quán: 

  • Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ. 
  • Tập tục tang ma có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết. 

Câu 2. Những nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa: 

 - Những đền tháp Chăm được xây dựng trên gò và có hướng quay về phía đông. 

 - Những viên gạch để xây dựng nên tháp Chăm được xây bằng vữa. Những lớp vữa này khá dày, từ 0,5 đến 1 hoặc 2cm. Ở bề ngoài của tháp Chăm có những lớp vữa rất mỏng khiến cảm thấy như những viên gạch được dán vào nhau. Gạch tháp Chăm non hơn và nhẹ hơn gạch mà ta thường dùng hiện nay. Chỉ cần mài các viên gạch vào nhau trong nước, bột gạch đã chảy thành một chất keo khá dính và hút chặt hai viên gạch vào nhau. Khi để khô thì bong ra. Sau khi phân tích bằng nhiễu xạ Ronghen thì các nhà khoa học cho rằng gạch. Hình dáng gạch nhìn chung có hình chữ nhật vuông, ít chông chênh và nung chín đều. Màu sắc gạch thường là màu đỏ tươi hay đỏ nhạt.

 - Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm-pa. Điểm đặc biệt trong đền tháp Chăm là kĩ thuật chạm khắc trực tiếp lên gạch. Người Chăm không dùng các lớp vỏ trang trí ốp vào gạch mà đục, khắc trực tiếp vào tường gạch đã được nung xong. Chính những đặc tính đặc biệt từ gạch mà nó có thể làm vật liệu xây dựng bền bỉ đồng thời cũng là chất liệu lý tưởng cho điêu khắc, cộng thêm sự sáng tạo, khéo léo và tỉ mỉ của những nhà điêu khắc Chăm cổ đã làm cho những ngôi tháp Chăm trở thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, độc đáo và mang sắc thái riêng biệt của văn minh Champa.


Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 16 Văn minh Chăm-pa (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 16, bài 16 Văn minh Chăm-pa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác