Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Luyện tập

Câu 1. Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Câu 2. Em hãy phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng. 


Câu 1. Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:  Nhà nước Văn Lang được thành lập trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu trị thuỷ, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và cùng chống ngoại xâm. 

Câu 2. Phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng:

 - Trồng đồng:

  Nhìn lên hoa văn trên trống ta có thể thấy đây là các hình mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao. Từng đường nét hoa văn trên trống khúc triết, đơn giản mà tự nhiên, sinh động (hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Tùy theo phiên bản của trống đồng Đông Sơn là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Quảng Xương,… mà hình tượng ngôi sao nhiều cánh biểu tượng mặt trời được thể hiện khác nhau. Xung quanh là các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay.

  Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn là trống loại I Hê- Ghơ theo sự phân loại của nhà khảo cổ học người Đức. Trống được ra đời từ nền văn hoá Đông Sơn gắn liền với thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang mà địa bàn Phú Thọ là trung tâm của nền Văn hoá Đông Sơn- Văn minh sông Hồng- Đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại I lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện năm 1990 tại Đồi Khuôn Muồi- Một làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh- Nơi có Đền thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Điều đó chứng minh: Trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng đã được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Cùng với nhiều chiếc trống đồng loại I khác đã được tìm thấy trên dải đất Việt Nam, đó là những tư liệu vô cùng quý báu chứng minh nguồn gốc ra đời và đã có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt. Trống đồng không chỉ là vật linh mà thông qua đó chúng ta đã được sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học mà trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.  Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí, và được làm đồ tuỳ táng khi người chủ qua đời.

 - Thạp đồng

  Khác trống đồng, cũng là loại di vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn, có nhiều kiểu dáng khác nhau, mà giới nghiên cứu giờ đây đồng thuận với khái niệm loại I Heger là trống Đông Sơn, thì thạp đồng có kiểu dáng đơn giản hơn nhiều, với hai loại hình cơ bản sau đây:

  Thạp có dáng hình quả nhót, thường có nắp đậy. Thân thạp hình trụ, miệng hơi khum, nửa trên hơi bóp, giữa phình và nửa dưới, sát chân thót lại. Tiêu biểu cho loại hình này là thạp Đào Thịnh I và Hợp Minh, cả hai đều phát hiện ở Yên Bái và đều đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Hoa văn và đề tài trang trí trên hai chiếc thạp này đã có nhiều văn liệu khảo cổ học nhắc đến, nhưng hình ảnh cặp đôi giao hợp trên nắp thạp Đào Thịnh dường như là một hiện tượng duy nhất, được biết cho đến nay, nhưng tinh thần và bản chất quen thuộc của văn hóa Đông Sơn vẫn  toát lên, đó là ý nghĩa phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Việt cổ. Bốn tượng chim bồ nông trên nắp thạp Hợp Minh, dẫu cũng là phiên bản thứ hai về tính độc bản, nhưng lại cho một hình ảnh thân quen hơn với văn hóa Đông Sơn, qua trực quan từ các loại thủy cầm trên trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam), Cẩm Giang (Thanh Hóa)… Những hoa văn hình học, thuyền người trên thạp Đào Thịnh I và Hợp Minh thì quá quen thuộc trên những đồ đồng Đông Sơn, đặc biệt là trên trống đồng, khiến cho bất cứ ai cũng phải thừa nhận, loại thạp quả nhót có nắp là sản phẩm của văn hóa Đông Sơn. Tôi thì cho rằng, chúng là loại hình đặc trưng của bộ Tân Hưng thuở Vua Hùng, Vua Thục, là cốt cách riêng biệt của vùng thượng lưu sông Thao mà địa phận tập trung là tỉnh Yên Bái ngày nay.


Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 15 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 15, bài 15 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác