Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể như thế nào. Quan sát hình 14.4, so sánh...

2. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh

Câu hỏi 6. Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào sinh dưỡng? Chúng được hình thành như thế nào?

Câu hỏi 7. Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật.

Luyện tập 2. Nhận xét về sự biến đối của giao tử đực và giao tử cái so với sản phẩm của giảm phân. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân ở các tế bào của cơ quan sinh sản đối với sự phát sinh giao tử là gì?

Câu hỏi 8. Quan sát hình 14.5 và cho biết sự thụ tỉnh là gì. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với các giao tử và tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố mẹ?

Câu hỏi 9. Dựa vào hiếu biết của em về sự thụ tinh, hãy giải thích về nguồn gốc của các nhiễm sắc thế trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thế sinh vật lưỡng bội.

Luyện tập 3. Cho biết vì sao bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ốn định qua các thế hệ cơ thế ở sinh vật sinh sản hữu tính.

Luyện tập 4. Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? Sự thụ tinh có thể tạo ra bao nhiêu khả năng tổ hợp (kí hiệu khác nhau) của bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ con?


Câu hỏi 6. 

Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, được hình thành thông qua quá trình giảm phân.

Câu hỏi 7.

Đặc điểm so sánh

Quá trình phát sinh giao tử cái

Quá trình phát sinh giao tử đực

Giống nhau

- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.

- Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.

- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.

Khác nhau

Giảm phân 1

- Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn

- Tinh bào bậc 1 qua GP I cho hai tinh bào bậc 2.

Giảm phân 2

- Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho hai tinh tử phát triển thành tinh trùng.

Kết quả

- Từ noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh

- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia sự thụ tinh.

Luyện tập 2. 

Sự biến đối của giao tử đực và giao tử cái so với sản phẩm của giảm phân:

- Giao tử đực có đầu, thân, đuôi

- Giao tử cái có kích thước lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng

=> Ý nghĩa: Nguyên phân giúp gia tăng số lượng tế bào sinh sản, giảm phân giúp hình thành các tế bào con. Các tế bào này trải qua quá trình phát sinh giao tử sẽ hình thành giao tử đực và giao tử cái.

Câu hỏi 8. 

- Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực đơn bội (n) và giao tử cái đơn bội (n) tạo thành hợp tử. Hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).

Câu hỏi 9. 

- Bộ NST đơn bội chứa các cặp NST tương đồng. Trong cặp NST tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ vì thụ tinh tạo hợp là sự kết hợp của 2 bộ NST trong giao tử đực và cái tạo bộ NST lưỡng bội. Do đó các gen trên cặp NST tương đồng cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.

Luyện tập 3. 

Ở những loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng của loài lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh:

+ Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n NST).

+ Qua thụ tinh, bộ NST lưỡng bội (2n NST) được phục hồi.

+ Nhờ nguyên phân, bộ NST trong tất cả các tế bào của cơ thể mới giống như bộ NST trong hợp tử (2n NST).

Luyện tập 4. 

Có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab. Sự thụ tinh có thể tạo ra 9 loại tổ hợp (AABB, AABb, AAbb, AaBB, aaBB, AaBb, aabb, aaBb, Aabb) của bộ NST ở thế hệ con.


Xem toàn bộ: Giải bài 14 Giảm phân

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 14 Giảm phân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác