Giải thích hiệu quả biểu đạt của từ tắm được in đậm trong đoạn văn sau: Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá.
Câu hỏi 3. Giải thích hiệu quả biểu đạt của từ tắm được in đậm trong đoạn văn sau: Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi. (Trích Dưới bóng hoàng lan, Thạch Lam)
Với bài tập này, học sinh nên đọc lại phần văn bản Dưới bóng hoàng lan có chứa đoạn ngữ liệu của bài tập, trên cơ sở đó xác định hiệu quả biểu đạt của các từ tắm
− tắm ở suối: từ tắm được dùng để biểu đạt nghĩa gốc của từ là miêu tả hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, lái không khi thổi mới này trong trường − tắm trong cái không khí tươi mát này trong trường hợp, từ tắm được dùng để biểu đạt nghĩa chuyển của từ với ý nghĩa là “đắm mình trong không khí tươi mát, dịu nhẹ, ngọt ngào của khu vườn và ngôi nhà thân thuộc”. Cách sử dụng từ tắm như vậy đã thể hiện được trọn vẹn niềm hạnh phúc của Thanh khi được trở về, dường như sự trở về đã giúp chàng có cơ hội để gột rửa, trút bỏ tất cả những lo toan, mệt nhọc của cuộc sống bên ngoài, đem đến cho chàng sự nhẹ nhõm, thanh thản và tươi mát trong tâm hồn. Cách dùng từ như vậy cũng khiến người đọc hiểu hơn về tình cảm của Thanh dành cho ngôi nhà của mình.
Bình luận