Chỉ ra hiệu quả của dấu chấm lửng trong câu kết của văn bản Tình ca ban mai (Chế Lan Viên)

Câu hỏi 4. Chỉ ra hiệu quả của dấu chấm lửng trong câu kết của văn bản Tình ca ban mai (Chế Lan Viên):

Mai, hoa em lại về...

Câu hỏi 5. Phép điệp đã được sử dụng trong suốt năm đoạn thơ của văn bản Hà Nội – Phố (Phan Vũ). Hãy tìm và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong văn bản trên.


Câu 4

Câu kết với dấu chấm lửng vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện niềm hi vọng của chủ thể trữ tình: rồi em lại về.

Câu 5

Điệp ngữ: Em ơi! Hà Nội – Phố!, Ta còn em... Hiệu quả của phép điệp thứ nhất: thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của tác giả đối với Hà Nội. Hiệu quả của phép điệp thứ hai: vừa thể hiện nỗi xót xa về những gì được gọi là kí ức Hà Nội đẹp đẽ, vừa khẳng định pha lẫn niềm mong mỏi vẻ đẹp lịch sử, văn hoá, con người của Hà Nội còn mãi,...


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Ngữ Văn 10 Chân trời, giải vở bài tập, Giải SBT bài 5: Nghệ thuật truyền thống

Bình luận

Giải bài tập những môn khác