Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ: - Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn ở địa phương em...

KHÁM PHÁ

Câu hỏi 1: Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ:

- Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương em. 

- Giới thiệu với bạn về một loại trang phục hoặc một món ăn/ một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.

Câu hỏi 2:

- Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương( theo gợi ý dưới đây):

- Tên danh nhân

- Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào?. Kể vắn tắt nội dung câu chuyện

- Em học được điều gì từ danh nhân đó.


Giải câu 1:

- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Trang phục áo dài:  Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Giải câu 2:

- Danh nhân Hai Bà Trưng. Được gắn liền với việc Hai Bà Đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa quyết tâm bắt quân giặc phải đền nợ nước, trả thù nhà. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu. Tuy rằng cuộc kháng chiến thất bại nhưng cuộc kháng chiến đã bùng lên tinh thần dân tộc cao cả, giúp thế hệ ngày nay thêm yêu tổ quốc và gìn giữ độc lập và tự do.


Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức bài 3, giải lịch sử 4 sách KNTT bài 3, Giải bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em

Bình luận

Giải bài tập những môn khác