Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 5 Một số vấn đề an ninh toàn cầu

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tình trạng mất an ninh lương thực là:

  • A. Vấn đề của các nước châu Phi
  • B. Vấn đề của các nước Trung Đông
  • C. Vấn đề toàn cầu
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Khủng hoảng an ninh lương thực có thể ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân
  • B. Làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới
  • C. Làm đứt gẫy chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu
  • D. Cả A và B.

Câu 3: An ninh năng lượng được hiểu là:

  • A. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
  • B. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và sản xuất năng lượng, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề năng lượng.
  • C. Công việc điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về các giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu?

  • A. Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất.
  • B. Các nước lớn cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp, sản xuất ồ ạt góp phần đắc lực trong việc hỗ trợ các nước mất an ninh lương thực.
  • C. Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Chương trình Lương thực thế giới trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.
  • D. Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp như phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,...

Câu 5: Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?

  • A. 750 triệu người
  • B. 1.4 tỉ người
  • C. 2.3 tỉ người
  • D. 3.7 tỉ người

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Trên thế giới hiện nay có nhiều mối đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế như đói nghèo, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và biển,...
  • B. Bảo vệ hoà bình trên thế giới giúp tăng trưởng kinh tế, tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.
  • C. Để bảo vệ hoà bình thế giới, các quốc gia cần tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột; loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác; tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; phối hợp hành động giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.
  • D. Trong những năm qua, Việt Nam chưa tích cực trong việc tham gia cùng cộng đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và gìn giữ hoà bình thế giới do sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên điều này đang dần được cải thiện

Câu 7: Vấn đề nào sau đây hiện nay đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới 

  • A. xung đột sắc tộc
  • B. xung đột tôn giáo
  • C. các vụ khủng bố
  • D. buôn bán vũ khí

Câu 8: Đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới không phải là

  • A. xung đột sắc tộc
  • B. xung đột tôn giáo
  • C. biến đổi khí hậu
  • D. các vụ khủng bố

Câu 9: Nạn khủng bố hiện nay không phải

  • A. xuất hiện nhiều nơi trên thế giới.
  • B. có nhiều cách thức khác nhau.
  • C. nhằm vào rất nhiều đối tượng.
  • D. xuất phát từ các lợi ích kinh tế.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn như lưu vực sông Jordan, sông Tigris và Euphrates, sông Nile, sông Hằng, sông Mê Công,...
  • B. Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á xây dựng những nhà máy khi muối từ nước biển để giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước. 
  • C. Hơn 10% lượng nước ngọt ở các quốc gia như Oman, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates,… đang sử dụng được lọc từ nước biển. 
  • D. Công nghệ khử muối từ nước biển ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và liên tục được cải tiến.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

C

D

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác