Đề số 1: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 5 Một số vấn đề an ninh toàn cầu

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: An ninh mạng được hiểu là:

  • A. Sự quản lí chặt chẽ của nhà nước ở mỗi quốc gia đối với cách hoạt động của Internet và việc sử dụng Internet của người dân.
  • B. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • C. Sự phòng chống các tệ nạn có thể gây ra cho người dùng Internet như tin giả, video, hình ảnh khiêu dâm, trò chơi bạo lực,…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới không phải là

  • A. xung đột sắc tộc
  • B. xung đột tôn giáo
  • C. biến đổi khí hậu
  • D. các vụ khủng bố

Câu 3: Hình ảnh sau đây thể hiện hoạt động gì?

Câu 3: Hình ảnh sau đây thể hiện hoạt động gì?

  • A. Việt Nam tuyên chiến với Liên hợp quốc do không đứng về phía của Việt Nam.
  • B. Việt Nam trong chiến dịch chay đua năng lượng xanh
  • C. Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc
  • D. Việt Nam tổ chức tập trận cùng lực lượng không quân Hoa Kỳ.

Câu 4: Nạn khủng bố hiện nay không phải

  • A. xuất hiện nhiều nơi trên thế giới.
  • B. có nhiều cách thức khác nhau.
  • C. nhằm vào rất nhiều đối tượng.
  • D. xuất phát từ các lợi ích kinh tế.

Câu 5: Đâu không phải một giải pháp được thế giới đưa ra nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng?

  • A. Các nước lớn cần tập trung đàm phán để thống nhất một nước nắm quyền điều hành tất cả về năng lượng, từ đó tạo sự ổn định về sản xuất và cung ứng năng lượng toàn cầu.
  • B. Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
  • C. Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phám và hợp tác về vấn đề năng lượng. 
  • D. Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.

Câu 6: Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... làm:

  • A. Gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm
  • B. Gia tăng sự lệ thuộc của người dân vào thực phẩm
  • C. Tình hình kinh tế ở những nơi gặp an ninh lương thực trở nên hỗn loạn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Việc giải quyết vấn đề nào sau đây đòi hỏi có sự hợp tác toàn cầu?

  • A. Ôn định, hòa bình thế giới.
  • B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.
  • C. Chống khan hiếm nước ngọt.
  • D. Bảo vệ môi trường ven biến.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về an ninh nguồn nước?

  • A. Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe doạ. 
  • B. Nguồn nước trên tất cả các hệ thống sông không thể dùng được nước nữa trong khi ao hồ thì bị ô nhiễm, cạn kiệt từ hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. 
  • C. Uớc tính trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước. 
  • D. Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, nguy cơ dẫn đến bất ổn chính trị – xã hội.

Câu 9: An ninh nguồn nước được hiểu là:

  • A. Sự bảo đảm về trữ lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái
  • B. Sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hoà bình và ổn định chính trị
  • C. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việc sử dụng và sản xuất nước sạch ở mỗi quốc gia.
  • D. Cả A và B.

Câu 10: An ninh mạng là vấn đề mới của an ninh toàn cầu trong bối cảnh:

  • A. Nhiều nhà khoa khọc ra đời
  • B. Bùng nổ công nghệ thông tin
  • C. Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng phát bất cứ lúc nào
  • D. Các quốc gia không có cách nào để kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

C

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

D

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác