Đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời từ năm

  • A. 1951.
  • B. 1957.
  • C. 1967.
  • D. 1993.

Câu 2. Mục tiêu của EU là

  • A. tạo ra môi trường cho sự tự do lưu thông con người, dịch vụ, hàng hoá, tiền tệ.
  • B. xây dựng, phát triển một khu vực có sự hoà hợp về kinh tế, chính trị và xã hội.
  • C. cùng liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại, môi trường, giáo dục.
  • D. góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chống biến đổi khí hậu.

Câu 3. Liên minh châu Âu sử dụng hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung là

  • A. Ơ-rô.
  • B. cent.
  • C. bảng.
  • D. rúp.

Câu 4. Các trung tâm điều hành không gian châu Âu viết tắt là

  • A. CNSA.
  • B. JAXA.
  • C. ESOC.
  • D. SOC.

Câu 5. Toàn bộ lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á nằm hoàn toàn trong

  • A. khu vực xích đạo.
  • B. vùng nội chí tuyến.
  • C. khu vực gió mùa.
  • D. phạm vi bán cầu Bắc.

Câu 6. Các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á lục địa?

  • A. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.
  • B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma.
  • C. Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Bru-nây, Việt Nam.
  • D. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.

Câu 7. Dân số Đông Nam Á hiện nay có đặc điểm là

  • A. quy mô lớn, gia tăng có xu hướng giảm.
  • B. tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày càng tăng.
  • C. dân số đông, người già trong dân số nhiều.
  • D. tỉ lệ người di cư đến hàng năm rất lớn.

Câu 8. Các nước ở Đông Nam Á xuất khẩu gạo đứng vào hàng đầu thế giới là

  • A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
  • B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
  • C. Thái Lan, Việt Nam.
  • D. Việt Nam, Cam-pu-chia.

Câu 9. Các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là

  • A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pín, Lào.
  • C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po,
  • D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 10. Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được thành lập vào năm

  • A. 2015.
  • B. 1995.
  • C. 2022.
  • D. 1992.

Câu 11. Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là

  • A. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • B. nhiều đô thị của một số nước đã đạt trình độ các nước tiên tiến.
  • C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh theo hướng hiện đại hóa.
  • D. đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao.

Câu 12. Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là

  • A. Bru-nây.
  • B. Việt Nam.         
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Lào.

Câu 13. Địa hình Tây Nam Á chủ yếu là

  • A. núi và cao nguyên.
  • B. cao nguyên và đồi.
  • C. đồi và sơn nguyên.
  • D. sơn nguyên và núi.

Câu 14. Khí hậu Tây Nam Á chủ yếu mang tính chất

  • A. nóng ẩm.
  • B. khô hạn.
  • C. lạnh khô.
  • D. lạnh ẩm.

Câu 15. Tây Nam Á là nơi ra đời của

  • A. Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
  • B. Phật giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái.
  • C. Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái.
  • D. Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.

Câu 16. Ngành kinh tế đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế khu vực Tây Nam Á là

  • A. dầu khí.
  • B. trồng trọt.
  • C. chăn nuôi.         
  • D. du lịch.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

  • A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
  • B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
  • C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
  • D. Sản phẩm mỗi nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.

Câu 18. Một số sản phẩm công nghiệp của các nước Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc

  • A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
  • B. tăng cường công nhân có trình độ kỹ thuật cao.
  • C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
  • D. liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.

Câu 19. Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay?

  • A. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
  • B. Thiếu đói nặng lương thực.
  • C. Khai thác tài nguyên tự nhiên.
  • D. Chênh lệch lớn giàu nghèo.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng về Tây Nam Á?

  • A. Dầu khí là ngành kinh tế chính của khu vực.
  • B. Chiếm gần 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới.
  • C. Sản xuất ô tô, các thiết bị lọc hóa dầu phát triển.
  • D. Tất cả các nước đều tập trung xuất khẩu dầu mỏ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy cho biết đặc điểm dân cư và xã hội có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Câu 2 (2 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm2015201720182020
Xuất khẩu1506,01682,51632,91676,3
Nhập khẩu1381,51540,01696,41526,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)

a) Dựa vào bảng trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.

Câu 3 (1 điểm): Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại toàn diện và mở cửa thị trường đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) với một quốc gia đang phát triển tại châu Á có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Hãy cho biết những cơ hội của Việt Nam khi thực thi hiệp định EVFTA.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

B

A

C

B

B

A

C

A

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

B

A

B

C

A

B

A

B

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1:

a) Dân cư

- Thuận lợi: Dân số đông đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn trong khu vực. Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ nên có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài

- Khó khăn: Tay nghề và trình độ chuyên môn của lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân gặp nhiều khó khăn.

b) Xã hội

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là khu vực giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ). Các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo trong lịch sử của nhân loại.

+ Phong tục; tập quán; sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân các quốc gia trong khu vực có nhiều nét tương đồng, đó cùng là cơ sở thuận lợi để cùng nhau hợp tác và phát triển.

- Khó khăn:

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội của mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo xảy ra ở một số nơi; bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc…

Câu 2:

a)

biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020.

b) Nhận xét

- Về hoạt động xuất khẩu:

+ Nhìn chung trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 (1506 tỉ USD).

+ Tuy nhiên từ 2017 - 2018 giảm nhẹ 49,6 tỉ USD do thay đổi cấu trúc kinh tế, nhu cầu hàng hóa từ các nước trên thế giới đã giảm đi rất nhiều.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

- Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.

Câu 3:

Những cơ hội của Việt Nam khi thực thi hiệp định EVFTA:

- Giúp Việt Nam phục hồi và phát triển nền kinh tế trong đại dịch Covid-19.

- Giúp Việt Nam phát triển an sinh xã hội, tăng cơ hội cạnh tranh cho người lao động.

- Thu hút các nhà đầu tư EU vào thị trường Việt Nam.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Địa lí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác