Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu làm cho các vùng biển quanh Nhật Bản có nhiều hải sản là do Nhật Bản nằm: 

  • A. ở khu vực động đất, núi lửa hoạt động mạnh.       

  • B. ở nơi có nhiều dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.    

  • C. trong khu vực khí hậu gió mùa, thuận lợi cho sinh vật phát triển. 

  • D. trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải – Thái Bình Dương.   

Câu 2 (0,25 điểm). Ngành công nghiệp nào được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?  

  • A. Sản xuất ô tô.   

  • B. Sản xuất hàng tiêu dùng.    

  • C. Điện tử - tin học.  

  • D. Sản xuất rô – bốt.            

Câu 3 (0,25 điểm). Sản phẩm của ngành nào chiếm 99% trị giá xuất khẩu của Nhật Bản? 

  • A. Nông nghiệp.       

  • B. Công nghiệp chế biến, chế tạo.  

  • C. Khai khoáng. 

  • D. Dịch vụ.     

Câu 4 (0,25 điểm). Một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là:  

  • A. thiết bị điện tử.     

  • B. máy móc.  

  • C. năng lượng.   

  • D. phương tiện giao thông.       

Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải đặc điểm địa hình và đất của miền Tây Trung Quốc? 

  • A. Núi cao, sơn nguyên, cao nguyên là chủ yếu.         

  • B. Đồng bằng và đồi núi thấp là chủ yếu.    

  • C. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh.   

  • D. Loại đất phổ biến là đất xám hoang mạc.     

Câu 6 (0,25 điểm). Tỉnh/ thành phố nào có quy mô GDP lớn nhất vùng duyên hải Trung Quốc năm 2021? 

  • A. Thượng Hải. 

  • B. Sơn Đông. 

  • C. Chiết Giang.     

  • D. Quảng Đông.     

Câu 7 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973?  

  • A. Nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, tận tụy với công việc, học hỏi và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.          

  • B. Duy trì cấu trúc kinh tế hai tầng, vừa phát triển các công ty lớn có công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn vừa phát triển các công ty nhỏ, truyền thống. 

  • C. Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. 

  • D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu thu ngoại tệ, thu hút lao động có trình độ từ các quốc gia khác.     

Câu 8 (0,25 điểm). Nguyên nhân nào sau đây khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển? 

  • A. Tận dụng tối đa lực lượng lao động.  

  • B. Thuận lợi xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa.   

  • C. Khai thác tốt tài nguyên khoáng sản biển.   

  • D. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến.   

Câu 9 (0,25 điểm). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện nay là: 

  • A. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến.   

  • B. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống.    

  • C. tăng tỉ trọng các ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật. 

  • D. tăng tỉ trọng các ngành khai thác nguyên, nhiên liệu.    

Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm nổi bật về xã hội của Trung Quốc? 

  • A. Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.     

  • B. Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức rất cao.     

  • C. Ít chú trọng đến công tác giáo dục, y tế. 

  • D. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. 

Câu 11 (0,25 điểm). Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là:  

  • A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.  

  • B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.            

  • C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.    

  • D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung. 

Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nền công nghiệp của Trung Quốc?

  • A. Quy mô lớn, cơ cấu đa dạng với nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. 

  • B. Các ngành công nghiệp quan trọng là sản xuất điện, khai khoáng, sản xuất ô tô, luyện kim, điện tử, tin học. 

  • C. Đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. 

  • D. Ưu tiên các ngành công nghiệp nặng hoặc các ngành đòi hỏi nhiều lao động.  

Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không dùng khi nói về sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi? 

  • A. Chủ yếu là sông ngắn và dốc.  

  • B. Sông ít có giá trị về giao thông.    

  • C. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan.   

  • D. Sông ngòi bắt nguồn từ các cao nguyên và dãy núi ở nội địa.        

Câu 14 (0,25 điểm). Cộng hòa Nam Phi nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào dưới đây: 

  • A. xích đạo và nhiệt đới.      

  • B. nhiệt đới và cận nhiệt.     

  • C. cận nhiệt và ôn đới.  

  • D. ôn đới và hàn đới.       

Câu 15 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Thúc đẩy phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan. 

  • B. Đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu.  

  • C. Khẳng định vị thế quốc gia khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi. 

  • D. Tạo việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.      

Câu 16 (0,25 điểm). Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?

  • A. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.

  • B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.

  • C. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.

  • D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.

Câu 17 (0,25 điểm). Cây lương thực chính của Ô – xtrây – li – a là: 

  • A. lúa gạo. 

  • B. lúa mì. 

  • C. ngô. 

  • D. lúa mạch. 

Câu 18 (0,25 điểm). Khu vực trung tâm của Ô – xtrây – li – a là vùng: 

  • A. trồng lúa mì.        

  • B. chăn nuôi gia súc.                 

  • C. trồng các loại cây khác.   

  • D. ít hoặc không sản xuất nông nghiệp.   

Câu 19 (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Thuộc thành viên của G20.  

  • B. Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi. 

  • C. Có trình độ khoa học – công nghệ phát triển nhất châu Phi.    

  • D. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP.        

Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu? 

  • A. Nhiều hoang mạc, bồn địa. 

  • B. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

  • C. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi. 

  •  D. Ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.        

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi. 

Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

 

Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc,

giai đoạn 2005 – 2020

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm 

Sản phẩm 

2005

2010

2020

Lạc 

14,3

15,7

18,0

Lúa gạo 

182,1

197,2

213,6

Lúa mì

97,4

115,2

134,3

Thịt bò

5,1

5,7

6,0

Thịt lớn 

46,6

51,7

42,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc, 2021)

          - Tính tốc độ tăng trường một số sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2020 (lấy năm 2005 = 100%). 

          - Giải thích vì sao Trung Quốc có sản lượng lương thực tăng nhanh và luôn dẫn đầu thế giới. 

Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đã để lại bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao? 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

D

B

C

B

D

D

B

C

D

 

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14 

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

D

C

B

C

B

B

D

D

C

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

* Đặc điểm địa hình

- Địa hình Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là núi, cao nguyên và đồi; đồng bằng. 

+ Cao nguyên Trung tâm nằm ở nội địa, rộng lớn, cao ở phía đông thoải dần về phía tây, nam và tây nam. Phía đông nam cao nguyên là một gờ núi dạng vòng cung, có dãy núi Đrê – ken – béc kéo dài khoảng 1000 km với một số đỉnh núi cao trên 3000m. 

+ Vùng đồi núi thấp nằm ở phía đông bắc và tây nam cao nguyên, ở phía đông nam Đrê – ken – béc là vùng chuyển tiếp từ núi, cao nguyên xuống đồng bằng ven biển, có độ cao giảm dần về tây nam. 

- Dãy núi Kếp gồm các dải núi thấp chạy song song phân cách bằng các thung lũng. 

+ Đồng bằng ven biển nằm ở tây nam và đông nam, nhỏ hẹp chạy dài theo bờ của hai đại dương. 

+ Quần đảo Prin Ét – uốt nằm ở cận Nam Cực.

* Ảnh hưởng đặc điểm địa hình và đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Nam Phi:

- Khu vực cao nguyên Trung tâm nội địa thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế. 

- Khu vực vùng đồi thấp thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất. 

- Dãy núi Kếp có đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng cây ăn quả (nho, cam, chanh…)

- Đồng bằng ven biển có đất phù sông thuận lợi cho trồng các cây hàng năm (lúa mì, ngô, lạc…)

- Quần đảo Prin Ét – uốt có tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá biển xa bờ.

Câu 2:

 a. Tính tốc độ tăng trưởng 

Sản phẩm

2005

2010

2020

Lạc

100

109,7

125,9

Lúa gạo

100

108,3

117,3

Lúa mì

100

118,3

137,9

Thịt bò

100

111,8

117,6

Thịt lợn

100

110,9

90,3

b. Giải thích

- Do Trung Quốc áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách nông nghiệp như: 

+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi. 

+ Miễn thuế nông nghiệp

+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới. 

- Đa dạng hóa nông phẩm, giảm diện tích cây nông phẩm tăng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. 

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn trong cả và ngoại nước. 

Câu 3:

Đồng ý với nhận định: “Sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới đã để lại bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay”.  

Giải thích:

 - Việt Nam có thể rút nhiều bài học kinh nghiệm sau sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản như: 

+ Có chiến lược tập trung vốn trong và ngoài nước để nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ, mua các phát minh, các bàng sáng chế. 

+ Có chiến lược phát triển các ngành kinh tế phù hợp cho từng thời kỳ tránh đầu tư phát triển tràn lan mà cần đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. 

+ Áp dụng chính sách mở cửa, đẩy mạnh liên kết các nước, các khu vực.   

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Địa lí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác