Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Nền nông nghiệp Nhật Bản: 

  • A. phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.  

  • B. có quy mô lớn, năng suất cao.  

  • C. ngành chăn nuôi phát triển hơn ngành trồng trọt.  

  • D. chủ yếu sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu.   

Câu 2 (0,25 điểm). Những năm 1973 – 1992, nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh chủ yếu là do nguyên nhân nào dưới đây?   

  • A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới, sức mua giảm sút.    

  • B. Khủng hoảng năng lượng và “thời kì bong bóng kinh tế”.     

  • C. Dân số già, hậu quả của thiên tai và dịch bệnh kéo dài.  

  • D. Mức nợ công cao và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài.             

Câu 3 (0,25 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản? 

  • A. Qúa trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn.  

  • B. Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, ngành công nghiệp là ngành có tỉ trọng lớn nhất.  

  • C. Nhật Bản đang tập trung nâng cao phát triển kinh tế (rô – bốt, trí tuệ nhân tạo…)    

  • D. Các ngành kinh tế của Nhật Bản ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học – công nghệ.  

Câu 4 (0,25 điểm). Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới: 

  • A. hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).   

  • B. nhận đầu tư từ các quốc gia khác. 

  • C. xuất khẩu bằng nông sản. 

  • D. xuất khẩu khoáng sản chế biến.       

Câu 5 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân Nhật Bản được coi là nhà đầu tư FDI lớn nhất thế giới?  

  • A. Tận dụng chi phí nhân công giá rẻ ở các quốc gia đang phát triển.          

  • B. Đồng yên Nhật là một trong những đồng tiền mạnh.     

  • C. Nhật Bản tập trung đầu tư vào những phân đoạn có giá trị chất xám.  

  • D. Nhật Bản muốn đầu tư vào các nước phát triển nhằm tìm đồng minh để cùng nhau đầu tư thao túng thị trường toàn cầu.     

Câu 6 (0,25 điểm). Nhận biết nào sau đây đúng với đặc điểm dân cư Trung Quốc? 

  • A. Là nước đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số cao và mức độ đô thị hóa chậm.  

  • B. Là nước đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số cao, phân bố khá đồng đều. 

  • C. Là nước đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số thấp, phân bố rất chênh lệch.      

  • D. Là nước đông dân, phân bố chênh lệch và mức độ đô thị hóa chậm. 

Câu 7 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc? 

  • A. Thiên nhiên Trung Quốc có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. 

  • B. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. 

  • C. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa theo chiều đông – tây, bắc – nam và theo độ cao. 

  • D. Hệ thực vật của Trung Quốc rất đa dạng, phong phú và có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và đông – tây. 

Câu 8 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày cảng giảm là do: 

  • A. tiến hành chính sách dân số rất triệt để.   

  • B. sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.  

  • C. sự phát triển nhanh của nền kinh tế. 

  • D. tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.  

Câu 9 (0,25 điểm). Cây trồng giữ vị trí quan trọng nhất trong ngành trồng trọt Trung Quốc là: 

  • A. cây công nghiệp. 

  • B. cây ăn quả. 

  • C. cây lương thực. 

  • D. cây thực phẩm.     

Câu 10 (0,25 điểm). Tại sao tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm mạnh nhưng GDP vẫn tăng trong giai đoạn 2010 – 2020?     

  • A. Vì GDP ngày càng lớn.  

  • B. Vì có nguôn thu từ bên ngoài lớn.     

  • C. Vì sự phát triển nhanh của công nghiệp. 

  • D. Vì du lịch phát triển mang lại nhiều lợi nhuận.     

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nền nông nghiệp của Trung Quốc? 

  • A. Ngành thủy sản là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc. 

  • B. Trung Quốc có đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngư nghiệp.    

  • C. Trung Quốc đang nỗ lực để nhằm gia tăng diện tích rừng. 

  • D. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, có sản lượng đứng đầu thế giới.    

Câu 12 (0,25 điểm). Tỉnh, thành phố nào có quy mô GDP lớn nhất vùng duyên hải Trung Quốc năm 2021? 

  • A. Thượng Hải.      

  • B. Sơn Đông.   

  • C. Chiết Giang.    

  • D. Quảng Đông  

Câu 13 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân vùng duyên hải Trung Quốc phát triển kinh tế?

  • A. Vị trí địa lí ven biển tạo điều kiện giao thương với các nước khác.  

  • B. Cơ sở kĩ thuật được đầu tư.     

  • C. Không bị ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt.  

  • D. Nguồn lao động dồi dào.         

Câu 14 (0,25 điểm). Sản xuất nông nghiệp của Ô – xtrây – li – a tập trung chủ yếu ở phía đông và đông nam là do khu vực này:  

  • A. có rất ít mưa.       

  • B. có mưa.      

  • C. không có thiên tai. 

  • D. địa hình thấp.  

Câu 15 (0,25 điểm). Hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn của Ô – trây – li – a đều có ngành công nghiệp nào sau đây?  

  • A. Luyện kim.  

  • B. Hóa chất. 

  • C. Cơ khí. 

  • D. Dệt – may. 

Câu 16 (0,25 điểm). Địa hình Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là: 

  • A. núi, cao nguyên và đồi. 

  • B. núi, đồi và đồng bắng.   

  • C. núi, sơn nguyên và đồng bằng.         

  • D. cao nguyên, đồi và đồng bằng.  

Câu 17 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sinh vật của Cộng hòa Nam Phi? 

  • A. Diện tích rừng lớn, thảm thực vật chủ yếu là rừng thường xanh.   

  • B. Diện tích rừng nhỏ, thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên.   

  • C. Có đa dạng sinh học cao, với nhiều loài thực vật và động vật đặc hữu.  

  • D. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đã được công nhận di sản thế giới.   

Câu 18 (0,25 điểm). Hoạt động chăn nuôi gia súc của Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở:  

  • A. ven biển.   

  • B. nội địa. 

  • C. phía nam.   

  • D. phía bắc.   

Câu 19 (0,25 điểm). Cộng hòa Nam Phi đứng thứ mấy trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính theo trị giá GDP? 

  • A.Thứ hai. 

  • B. Thứ ba. 

  • C. Thứ năm. 

  • D. Thứ nhất. 

Câu 20 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi? 

  • A. Đứng thứ năm trên thế giới tính theo GDP. 

  • B. Có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao.  

  • C. Đóng góp không đáng kể vào GDP của đất nước.  

  • D. Tạo nhiều việc làm cho người lao động.         

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày đặc điểm và phân tích tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. 

Câu 2 (2,0 điểm). 

a. Giải thích tại sao giao thông vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản? 

b. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám? Hãy nêu vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản. 

Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao? 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

B

B

A

D

C

C

A

C

A

 

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14 

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

D

C

B

C

A

A

B

C

C

 

 B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

* Đặc điểm và phân bố tác động của dân cư đến kinh tế - xã hội Trung Quốc:

- Dân số:

+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân số Trung Quốc nằm trong độ tuổi lao động. 

=> Thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn. 

+ Dân số đông. 

=> Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao mức sống cho người dân. 

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình của Trung Quốc khoảng 150 người/ km2 (2020). 

+ Dân cư phân bố chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây. 

=> Tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây. 

+ Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó người Hán đông nhất. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau. 

=> Tạo nên nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc song cũng nảy sinh một số vấn đề xã hội và quản lí cần giải quyết.

- Đô thị hóa: phát triển và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và có nhiều đô thị đông dân như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán…

Câu 2:

 a. Ngành giao thông vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản: 

- Có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các hải cảng. 

- Quốc gia quần đảo nên giao thông vận tải đường biển thuận lợi nhất để nhập nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. 

- Ngành công nghiệp chế tạo phát triển trong đó có ngành đóng tàu biển nên phương tiện giao thông vận tải đường biển ở Nhật Bản rất hiện đại. 

b. Nhật Bản phát triển những ngành đòi hỏi chất xám vì: 

+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. 

+ Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng. 

+ Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc khác. 

+ Không thỏa mãn những thành tựu đạt được, kinh tế phụ thuộc nhiều thị trường nước ngoài. 

- Vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản: 

+ Là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển. 

+ Góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể, tạo vị trí cao của nền kinh tế Nhật Bản 

Câu 3:

Đồng ý với nhận định: “Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc“ 

Giải thích:

 - Qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như: ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư, lao động, du lịch… Trung Quốc đã: 

+ Thành lập các đặc khu kinh tế ở một số thành phố và vùng ven biển để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm…

+ Vay tiền nước ngoài để phát triển kinh tế. 

+ Tăng cường trao đổi KH – KT, kinh nghiệm quản lí kinh tế với nước ngoài.   

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Địa lí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác