Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 11 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Diện tích đất của khu vực Đông Nam Á là:

  • A. Khoảng 2 triệu $km^2$
  • B. Khoảng 4.5 triệu $km^2$
  • C. Khoảng 9 triệu $km^2$
  • D. Khoảng 13 triệu $km^2$

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 
  • B. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn trong khu vực là Lào, Brunei, Singapore, Đông Timor.
  • C. Đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác. 
  • D. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động đánh bắt thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn như sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ, thiên tai,...

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.
  • B. Đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,…; tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển. 
  • C. Vị trí địa lí của Đông Nam Á góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực. 
  • D. Đông Nam Á là khu vực có nhiều thiên tai xảy ra nhưng tác động chỉ ở mức nhỏ. Đây cũng là khu vực ít chịu ảnh hưởng của các cường quốc.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên sinh vật ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Khu vực Đông Nam Á có diện tích rừng rộng lớn, khoảng 2 triệu $km^2$ (năm 2020)
  • B. Các quốc gia có diện tích rừng lớn nhất trong khu vực là Việt Nam, Lào, Thái Lan,…
  • C. Các khu rừng có sự đa dạng sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm. 
  • D. Khu vực Đông Nam Á còn có sự đa dạng về các hệ sinh thái, như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,...

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp. 
  • B. Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
  • C. Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 – 2020 (tổng giá trị GDP năm 2020 tăng gấp 5 lần so với năm 2000). 
  • D. Do sự tương đồng về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực không có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.

Câu 6: Đâu không phải một con sông lớn trong khu vực Đông Nam Á?

  • A. Sông Mê Công
  • B. Sông Cầu
  • C. Sông Irrawaddy
  • D. Sông Capua

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Khu vực Đông Nam Á không có điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, đất đai,... để trồng các lương thực nhưng lại rất thích hợp để trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  • B. Cây cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. 
  • C. Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
  • D. Cây cọ dầu được trồng nhiều ở Malaysia, Indonesia

Câu 8: Đâu không phải một siêu đô thị ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Manila
  • C. Vientiane
  • D. Bangkok

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng về tài nguyên biển ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. 
  • B. Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,... 
  • C. Việc thắt chặt các chính sách trên biển của ASEAN là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
  • D. Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế này cần chú ý khai thác nhiều và triệt để, tránh lãng phí nguồn tài nguyên biển.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có cơ cấu đa dạng, như dệt – may, da giày, văn phòng phẩm,... Trong đó, ngành dệt – may giữ vai trò chủ đạo, đang áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất, nhất là ở các cơ sở sản xuất lớn. 
  • B. Công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á. 
  • C. Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Một số sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, rau củ quả, hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp,... 
  • D. Công nghiệp thực phẩm phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn vì nơi đây gần nguồn nguyên liệu.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

D

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

C

B

D


Bình luận

Giải bài tập những môn khác