Đề số 1: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 11 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một biển ở Đông Nam Á?

  • A. Biển Đông
  • B. Biển Chết
  • C. Biển Sulawesi
  • D. Biển Java

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về ngành du lịch của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với nhiều di sản thế giới.
  • B. Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện.
  • C. Các quốc gia dẫn đầu khu vực về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei,…
  • D. Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,...

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về sông, hồ ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đông Nam Á có mạng lưới sông phát triển. Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. 
  • B. Chế độ nước trong các sông ở khu vực Đông Nam Á thường theo mùa. 
  • C. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ mưa và một phần từ tuyết tan. 
  • D. Khu vực Đông Nam Á có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ.

Câu 4: Một vấn đề cần chú ý khi khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á là:

  • A. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
  • B. Khai thác ở số lượng ít nhất có thể
  • C. Khai thác đồng thời, một loạt tất cả các tài nguyên
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên khoáng sản ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. 
  • B. Một số khoáng sản tiêu biểu như thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,... 
  • C. Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình đồi núi. 
  • D. Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia. 

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về dân cư khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đông Nam Á có mật độ dân số cao so với mức trung bình của thế giới. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của khu vực là 148 người/km. Nước có mật độ dân số cao nhất là Singapore (8 019 người/km2), thấp nhất là Lào (31 người/km2). 
  • B. Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, thưa thớt ở các khu vực đồi núi. 
  • C. Sự phân bố dân cư hợp lí ở khu vực Đông Nam Á thúc đẩy việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên một cách có tổ chức.
  • D. Đông Nam Á là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống. Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hoá, truyền thống.

Câu 7: Sân bay Changi ở nước nào?

  • A. Thái Lan
  • B. Malaysia
  • C. Singapore
  • D. Indonesia

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á. 
  • B. Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). 
  • C. Nhiều nước trong khu vực đã ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào chăn nuôi, như công nghệ lai tạo giống vật nuôi, hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khoẻ vật nuôi,... 
  • D. Cùng với việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng vô cơ hoá cũng đang là xu hướng phát triển chung của khu vực.

Câu 9: Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á phát triển không góp phần vào việc:

  • A. Đưa nông nghiệp lên vị trí thống trị cơ cấu kinh tế quốc gia; phát triển nông nghiệp theo Công nghệ 4.0.
  • B. Khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực; đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm
  • C. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn thu ngoại tệ
  • D. Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân; đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp điện tử – tin học của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đây là ngành công nghiệp lâu đời, phát triển nhanh nhờ có lợi thế về sự tiện lợi trong lao động, sự tự động hoá và nguồn tài nguyên dồi dào.
  • B. Một số sản phẩm điện tử – tin học phổ biến là máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... 
  • C. Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử – tin học. 
  • D. Công nghiệp điện tử – tin học thường phân bố ở các thành phố lớn. Các nước dẫn đầu là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia,..


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

D

A

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác