Đá vôi có tính chất gì? Xi măng có tính chất gì?

2. Thí nghiệm “Tìm hiểu tính chất của đá vôi và xi măng”

a. Đá vôi có tính chất gì? 

* Thí nghiệm 1:

  • Lây từ góc học tập: 1 hòn đá vôi, 1 hòn đá cuội.
  • Cách tiến hành:
    • Cọ xát hòn đá vôi vào hòn đá cuội.
    • Quan sát chỗ cọ sát trên hai hòn đá.
    • Nhận xét tính cứng của đá vôi so với đá cuội.
  • Viết nhận xét và kết luận vào vở.

* Thí nghiệm 2:

  • Lây từ góc học tập: 1 hòn đá vôi, 1 hòn đá cuội, 1 lọ giấm thật chua hoặc 1 lọ dung dịch a-xít loãng.
  • Cách tiến hành: nhỏ vài giọt giấm hoặc dung dịch a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội rồi nhận xét.
  • Hãy viết nhận xét và kết luận vào vở.

b. Xi măng có tính chất gì?

  • Lấy từ góc học tập: một ít xi măng, một chiếc chén nhỏ, một ít nước, một thìa nhỏ.
  • Cách tiến hành:
    • Cho vài thìa xi măng vào 1 chén nhỏ, nhìn xem xi măng có màu gì?
    • Rót nước từ từ vào chén đựng xi măng và trộn đều lên. Nhận xét xem xi măng có hòa tan trong nước không.
    • Đố xi măng đã trộn với nước vào một tờ bìa. Sờ tay vào xi măng khi mới được trộn với nước và khi đã khô em có nhận xét gì?
  • Hãy viết nhận xét và kết luận vào vở.


a. Đá vôi có tính chất:

* Thí nghiệm 1:

  • Chỗ cọ xát của đá cuội có màu trắng do những vụn đá vôi dính vào (hình 6).
  • Chỗ cọ xát của đá vôi bị mài mòn.
  • Đá vôi mềm hơn đá cuội.

* Thí nghiệm 2:

  • Đá vôi có bọt sủi và khí bay lên.
  • Đá cuội không có phản ứng gì.
  • Đá vôi có tác dụng với giấm hoặc a-xít loãng.

b. Xi măng có tính chất:

  • Xi măng không hòa tan trong nước.
  • Khi mới trộn với nước, xi măng trở nên dẻo.
  • Khi khô, xi măng kết thành tảng, cứng như đá. 

Bình luận