Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1:
Em hãy chú ý đến những điểm sau:
- Nội dung cần làm rõ: Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Phạm vị phân tích: hai câu đầu của bài thơ.
- Dung lượng: 12 – 15 câu.
- Khi phân tích cần lưu ý:
+ Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư
“Nam đế”: Người Trung Quốc khi xưa luôn tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Bởi vậy, tác giả đã ngụ ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Đồng thời, nói “Nam đế cư” để thể hiện rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập, tự chủ.
+ Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
“Thiên thư” (sách trời): Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Hai câu thơ đầu là lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh về độc lập chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc.
Câu 2:
Em hãy chú ý đến những điểm sau:
- Nội dung cần làm rõ: Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc.
- Phạm vi phân tích: hai câu cuối của bài thơ.
- Dung lượng: ½ trang giấy.
- Khi phân tích cần lưu ý:
+ Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
“Như hà” (cớ sao): câu hỏi tu từ nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
“Nghịch lỗ”: thể hiện một cách rõ ràng thái độ căm hận và khinh bỉ đối với lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta.
+ Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Đây là lời cảnh báo cũng chính là lời thách thức quân giặc, nhằm khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong.
=> Hai câu thơ cuối một lần nữa khẳng định lại độc lập chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Hơn thế nữa là sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Câu 1:
Em hãy chú ý đến những điểm sau:
- Nội dung cần làm rõ: Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Phạm vị phân tích: hai câu đầu của bài thơ.
- Dung lượng: 12 – 15 câu.
- Khi phân tích cần lưu ý:
+ Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư
“Nam đế”: Người Trung Quốc khi xưa luôn tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Bởi vậy, tác giả đã ngụ ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Đồng thời, nói “Nam đế cư” để thể hiện rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập, tự chủ.
+ Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
“Thiên thư” (sách trời): Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Hai câu thơ đầu là lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh về độc lập chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc.
Câu 2:
Em hãy chú ý đến những điểm sau:
- Nội dung cần làm rõ: Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc.
- Phạm vi phân tích: hai câu cuối của bài thơ.
- Dung lượng: ½ trang giấy.
- Khi phân tích cần lưu ý:
+ Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
“Như hà” (cớ sao): câu hỏi tu từ nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
“Nghịch lỗ”: thể hiện một cách rõ ràng thái độ căm hận và khinh bỉ đối với lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta.
+ Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Đây là lời cảnh báo cũng chính là lời thách thức quân giặc, nhằm khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong.
=> Hai câu thơ cuối một lần nữa khẳng định lại độc lập chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Hơn thế nữa là sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Bình luận