Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
Câu 2: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 3: Xác định bố cục của bài thơ.
Câu 4: Em hiểu thế nào là “thiên thư”?
Câu 1:
- Tác giả: Cho đến nay, vẫn chưa xác định được chính xác ai là tác giả bài thơ này.
- Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh ra đời:
Sử cũ chép rằng: năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt (1019 – 1105), một trong những danh tướng xuất sắc nhất thời Lý, đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm bài thơ này trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi thời Triệu Quang Phục).
+ Xuất xứ: In trong “Tổng hợp văn học Việt Nam”, tập một, Ngô Linh Ngọc dịch, NXB Khoa học Xã hội, 1980).
+ PTBĐ chính: Biểu cảm
+ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.
+ Giá trị nội dung:
*Là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
*Khẳng định chủ quyền đất nước.
*Sự khẳng định tuyệt đối cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước những kẻ xâm lăng, cảnh báo bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào bờ cõi nước Nam đều phải chuốc lấy bại vong.
+ Giá trị nghệ thuật:
*Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt súc tích, cô đọng.
*Lời thơ đanh thép, giọng điệu hào hùng, dõng dạc.
*Cảm xúc dồn nén trong từng câu chữ.
Câu 2:
- Chủ đề: Tình yêu nước và lòng tự hào về độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc.
- Cảm hứng chủ đạo: Xuyên suốt bài thơ là tiếng nói yêu nước, khẳng định độc lập chủ quyền và tinh thần quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của quốc giả, dân tộc. Ẩn sâu trong dòng cảm xúc đó là niềm tự hào dân tộc, ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc “thần ca” chống xâm lăng, biểu lộ khí phách, ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam.
Câu 3:
- Gợi ý: có 2 cách
+ Theo thể thơ, bố cục gồm 4 phần:
Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.
Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.
Câu 3: Chuyển: Hỏi tội kẻ thù.
Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Quân giặc mà sang xâm lược thì chắc chắn chịu kết cục thảm hại.
+ Theo nội dung, bố cục gồm 2 phần:
Câu 1 – 2: Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
Câu 3 – 4: Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Câu 4:
+ Thiên: trời
+ Thư: sách
=> Thiên thư: sách trời
=> Trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, “Thiên thư” được hiểu thâm sâu hơn, ý nói đến các ngôi sao trên bầu trời, ứng với cương vực của một nước, là điều được công nhận từ ngàn xưa và được xem là “ý trời”.
Bình luận