Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường?
Câu 2: Hãy cho biết bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như thế nào?
Câu 3: Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:
- Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
- Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
Câu 4: Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
Câu 1:
- Dấu hiệu giúp em nhận biết bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường:
+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Câu 1,2,4 có sự hiệp vần, là vần “ư”.
+ Nhịp thơ: 4/3.
Câu 2:
- Bài thơ được làm theo luật trắc (tiếng thứ 2 của câu một là tiếng thanh trắc).
- Bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyết luật Đường:
+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Áp dụng đúng quy luật “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tiếng thứ 2, 4, 6 trong các câu được phân chia như sau:
Câu 1: T – B – T
Câu 2: B – T – B
Câu 3: B – T – B
Câu 4: T – B – T
- Niêm: Câu 1 niêm với câu 4 (tiếng thứ 2 cùng là trắc), câu 2 niêm với câu 3 (tiếng thứ 2 cùng là bằng).
- Vần: Sử dụng vần chân, hiệp vần “ư” ở cuối câu 1, 2, 4.
Câu 3:
- Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
+ Người Trung Quốc khi xưa luôn tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Bởi vậy, tác giả đã ngụ ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Đồng thời, nói “Nam đế cư” để thể hiện rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập, tự chủ.
=> Trong câu thơ, cách dùng từ, ngắt nhịp đã giúp khẳng định: nước ta là nước có Vua, có dân chủ, có chủ quyền lãnh thổ riêng. Đó là sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc.
- Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
+ Nói đến “thiên thư” vì quan niệm ngày xưa trời luôn được coi là đấng tối cao.
=> Khẳng định rằng những việc đã được ghi trong “thiên thư” (sách trời) là những điều được quy định bởi đấng tối cao. Vậy nên, việc phân chia bờ cõi đã có ở sách trời, không thể nào chiếm đoạt được.
Câu 4:
- Ở hai câu cuối, tác giả nói với quân giặc bằng thái độ căm hận và khinh bỉ, “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta. Đó là lời cảnh báo cũng chính là lời thách thức quân giặc, nhằm khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong.
Bình luận