Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.
Câu 2: Nêu một số cứ liệu lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí trong bài thơ Nam quốc sơn hà đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.
Câu 1:
Gợi ý:
“Nam quốc sơn hà” thường được xem là một “bản tuyên ngôn đọc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”, đây hoàn toàn là hai ý kiến đúng đắn.
+ Trước hết, nói “Nam quốc sơn hà” là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ bởi tuy chỉ có vỏn vẹn bốn câu với 28 chữ, nhưng bài thơ đã khẳng định được chủ quyền của nước Đại Việt. Trong bài có nhắc đến hai chữ “Nam đế” gắn liền với “Nam quốc” để đề cao tinh thần tự tôn của dân tộc và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn và tư tưởng bành trướng bá vương của nhà nước phong kiến Trung Quốc. Dùng từ “đế” nhằm khẳng định sự tự chủ, sự độc lập và quyền bình đẳng giữa các nước là như nhau. Suy cho cùng, song hành với “Nam quốc” thì phải là “Nam đế” và ngược lại, đó là tất yếu.
+ Không những vậy, “Nam quốc sơn hà” còn được gọi là một bài thơ “Thần”, bởi trong bài thơ có nhắc đến hai chữ “thiên thư” (tức sách trời). Quan niệm ngày xưa cho rằng: Trời là đấng tối cao. Vậy nên, chủ quyền độc lập dân tộc vốn đã được vạch rõ trong sách trời, “sách thần”, đây là một lí lẽ tất nhiên, không thể chối cãi. Nếu quân giặc có ý định phạm vào thì chắc chắn chỉ có đường diệt vong.
Câu 2:
Gợi ý: Tinh thần và ý chí trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta thể hiện qua các câu thơ như:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(Trích trong văn bản “Nước Đại Việt ta”)
Bình luận