Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Cuộc kháng chiễn lần thứ ba năm 1288 diễn ra như thế nào?

Câu 2: Vì sao cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần quân và dân ta đều giành thắng lợi?

Câu 3: Trình bày ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần.


Câu 1:

- Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba năm 1288:

+ Khi quân Nguyên tiến vào nước ta, nhà Trần tạm rút về phía nam và giao cho lực lượng phòng thủ phía đông bắc do Trần Khánh Dư phụ trách, làm nhiệm vụ tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.

- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.

- Trần Khánh Dư đã bố trí một trận địa mai phục và đánh tan đoàn thuyền lương của giặc ở trận Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh).

- Đầu năm 1288, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy chiếm Thăng Long nhưng vẫn rơi vào kế sách “vườn không nhà trống” của nhà Trần. Lúc này, Thoát Hoan quyết định kéo quân sang Vạn Kiếp rồi cũng theo đường thủy, bộ về nước.

- Nhà Trần quyết định tổ chức cuộc phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn.

- Đúng như dự đoán của nhà Trần, tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi tiến gần đến khu vực sông Bạch Đằng. Theo kế hoạch đã định, trận Bạch Đằng đã diễn ra quyết liệt. Toàn bộ đạo thuyền chiến của giặc do Ô Mã Nhi chỉ huy đã bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cùng lúc đó, đạo bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy cũng bị truy đuổi và khó khăn lắm mới về được nước.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đi vào lịch sử như một kì tích vĩ đại, không chỉ đánh dấu sự thất bại của cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên mà còn chấm dứt hoàn toàn cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần.

Câu 2: 

- Nhờ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

- Nhờ kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù,...

- Nhờ sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện. Nổi lên hai Hội nghị Bình Than và Diên Hỏng với mục tiêu: đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.

  • Cả ba lần lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần quân và dân ta đều giành thắng lợi

Câu 3: 

- Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Đánh bại một đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, viết nên trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Ngăn chặn ý đỏ của nhà Nguyên trong việc xâm lược đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông – Nguyên.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá:

+ Chăm lo sức dân “khoan thư sức dân” để làm kế sâu rễ bền gốc.

+ Củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc.

+ Phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác