Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 7 Kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
Câu 2: Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị những gì để chống giặc Nguyên?
Câu 1:
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:
+ Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập, vua Mông Cổ đem quân xâm lược các nước xung quanh.
+ Năm 1257, Mông Cổ quyết định mở cuộc tiến công vào nước Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), nhằm xâm lược toàn bộ Trung Quốc.
+ Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh lên phía nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch “gọng kìm” tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt...
Câu 2:
- Nắm được thế mạnh của giặc, với ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, vua tôi nhà Trần đã phát động cuộc chiến tranh toàn dân.
- Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), vua Trần đã triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh).
+ Hội nghị được tổ chức vào năm 1282 cho các vương hầu để bàn phương án kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt năm 1285.
+ Đây là hội nghị của những người nắm giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước.
+ Hội nghị chủ yếu bàn về phương hướng chiến lược chống xâm lược và tổ chức bộ máy chỉ huy kháng chiến.
+ Hội nghị đã quyết định cử Trần Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến.
- Tiếp sau đó, Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào năm 1284 tại kinh thành Thăng Long. Tại Hội nghị, các phụ lão trong cả nước được triệu tập trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu ý kiến về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1285. Tất cả hội nghị đều đồng tâm quyết đánh.
- Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.
- Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, chia quân đóng giữ những nơi trọng yếu. Cả nước sẵn sàng chiến đấu.
Bình luận