Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Kết nối bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Nhận xét về tình hình kinh tế dưới thời Trần
Câu 2: Tóm tắt tình hình xã hội và văn hóa thời Trần.
Câu 3: Vì sao có sự phân hóa xã hội thời Trần?
Câu 1:
- Tình hình kinh tế dưới thời Trần:
+ Nối tiếp tinh thần của nhà Lý, nhà Trần đã cùng nhân dân đẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cùng nhân dân xây dựng một hệ thống đê điều hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước. Nông dân được nhà nước quan tâm, tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
+ Thủ công, thương nghiệp tiếp tục phát triển. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đều đặn tấp nập. Thăng Long trở thành một thành thị phồn thịnh với 61 phường.
+ Những hoạt động kinh tế của nhà nước và nhân dân thời Trần không chỉ nhằm ổn định và phát triển đất nước mà còn có ý nghĩa chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đang đến gần.
Câu 2:
Lĩnh vực | Nội dung |
1. Xã hội | - Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chů chốt của bộ máy chính quyền, là chủ các thái ấp, điền trang. - Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất cho nông dân cày cấy để thu tô. - Nông dân cày cấy ruộng công làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước. - Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân ngày một đông. - Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc quý tộc. |
2. Văn hóa | * Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công. * Tôn giáo: - Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế. Nhiều nhà Nho được cử giữ các chức vụ quan trọng trong triều như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh,... - Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Đặc biệt, thời kì này, - Thiền phái trúc lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập. * Giáo dục: - Quốc Tử Giám được mở rộng, là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cấp cao. - Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương. - Các khoa thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. * Khoa học – kĩ thuật: - Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí – bộ sử kí đầu tiên. Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc. Về quân sự, có tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. - Trong y học, Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam. * Văn học, nghệ thuật: - Văn học chữ Hán và chữ Nôm rất phát triển, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hà Nội), thành Tây Đô (Thanh Hóa), các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh (Nam Định),... - Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như; chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,...
|
Câu 3:
- Thời Trần, xã hội ngày càng phân hóa mạnh mẽ, sự phân biệt đẳng cấp ngày càng sâu sắc, nhất là tầng lớp quý tộc, vương hầu nhà Trần có nhiều đặc quyền, đặc lợi, trong khi đó tầng lớp nông dân, nỗ tì đông đảo nhưng đây là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc vào tầng lớp quý tộc.
- Đặc điểm nhà nước thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc.
- Thời Trần có sự phân hóa xã hội
Bình luận