Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Kết nối bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Sau khi thành lập nhà Trần đã có hành động gì để tổ chức bộ máy nhà nước?

Câu 2: Luật pháp được sửa sang chú trọng, nhà Trần đã ban hành bộ luật mới có tên là gì? Luật pháp nhà Trần được thể hiện như thế nào?

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về quân đội thời Trần.

Câu 4: Kinh tế nhà Trần đã được phục hồi như thế nào trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp?

Câu 5: Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị nước Đại Việt dưới thời Trần


Câu 1: 

- Sau khi thành lập vương triều, nhà Trần ra sức củng cố bộ máy nhà nước, đặt thêm các cơ quan cai trị ở trung ương và địa phương.

+ Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. + Đứng đầu triều đình là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các chức đại thần văn, võ phản lớn do người họ Trần nắm giữ.

+ Hệ thống quan lại bên dưới được tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn. Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, và một số chức quan Hà đê sử, Khuyến nông sử, Đòn diễn sứ...

+ Cả nước được chia thành 12 lộ.

  • Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý.

Câu 2: 

- Nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật: chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật.

- Luật pháp nhà Trần:

+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu, quy dịnh cụ thể việc mua bán ruộng đất.

+ Cơ quan luật pháp thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn.

+ Nhà Trần đặt cơ quan hình viện để xét xử việc kiện cáo

+ Vua Trần vẫn để chuông ở thẻm điện Long Trì cho dân kêu oan. Sự cách biệt giữa vua quan và dân chúng chưa sâu sắc.

Câu 3: 

– Tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã.

– Tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

+ Đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy nhằm giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân

cho triều đình.

+ Tạo ra mối liên hệ hài hòa quân sự và nông nghiệp; khi cần chuyển hóa từ thời bình sang thời chiến. + Thể hiện tinh thần đoàn kết quân dân, ở đâu có dân thì ở đó có quân.

Câu 4: 

- Sự phục hồi kinh tế dưới thời Trần trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:

  • Về nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh khai hoang để mở rộng diện tích canh tác.

+ Triển khai việc đắp đê phòng lụt dưới sự chỉ dẫn của các quan Hà đê sử.

+ Tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi, nạo vét kênh ngòi, dảm bảo giao thông và tưới tiêu cho ruộng đồng.

+ Cho phép các tổn thất lập điền trang.

  • Về thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,...

+ Nhà Trần còn trưng dụng các thợ thủ công giỏi để xây dựng các công trình lớn.

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều ngành nghề như làm gốm, đúc đồng phát triển.

+ Tại các làng xã và kinh đô hình thành nhiều làng nghề, phường nghề. Sản phẩm thủ công làm ra rất đa dạng, được trao đổi, buôn bán ở các chợ và kinh thành Thăng Long.

  • Về thương nghiệp:

+ Chợ mọc ra ngày càng nhiều ở các làng xã.

+ Thăng Long có 61 phố phường.

+ Tiền tệ và hệ thống đo lường được thống nhất.

+ Cửa biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An),... trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hóa.

Câu 5: 

Lĩnh vực

Nội dung

1. Thể chế cai trị

Chế độ trung ương tập quyền: mọi quyền hành tập trung trong tay vua

2. Chính sách cai trị

Thi hành chính sách cai trị khoan thư sức dân gần gũi với nhân dân

3. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chia cả nước thành 12 lộ, phủ

- Đặt chế độ Thái thượng hoàng

- Đặt thêm một số chức quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, và một số chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ

- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương

- Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã do xã quan đứng đầu

4. Chính sách ưu đãi quan lại, tôn thất

- Quan lại được hưởng nhiều bổng lộc

- Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các vị trí trọng yếu trong triều ở địa phương và được phép lập thái ấp.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác