Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Chân trời bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy trình bày diễn biến của loạn 12 sứ quân chia cắt đất nước. Hậu quả của loạn 12 sứ quân.

Câu 2: Lập bảng tóm tắt về sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa dưới thời Đinh – Tiền Lê?

Câu 3: Hãy trình bày đóng góp của Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đối với lịch sử dân tộc.


Câu 1:

- Năm 965, Ngô Xương Văn tự làm tướng chỉ huy quân đi đánh dẹp ở Thái Bình, bị trúng tên chết. Quân triều đình rối loạn, tháo chạy. Ngôi vua không có người kế vị. Bọn tướng tá nhà Ngô đem quân đánh giết lẫn nhau để giành ngôi vua. Đất nước rơi vào trạng thái bị chia cắt. Mỗi chúa phong kiến hùng cứ một phương, xây thành, đắp lũy, mộ quân, rèn vũ khí rồi đánh chiếm đất đai của nhau. Tất cả có 12 sứ quân.

- Hậu quả:

+ Loạn 12 sứ quân hoàn toàn đi ngược với nguyện vọng của quần chúng nhân dân và mâu thuẫn với truyền thống đoàn kết thống nhất của dân tộc.

+ Loạn 12 sứ quân đã đẩy đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn, do 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau.

+ Trước tình hình đó, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, nguy cơ ngoại xâm đe dọa độc lập chủ quyền của Tổ quốc.

Câu 2: 

Lĩnh vực

Sự phát triển

1. Kinh tế

– Nông nghiệp: ruộng đất thuộc quyền sở hữu làng xã. Nhà vua có chính sách khuyến

khích sản xuất nông nghiệp. Các nghề chăn nuôi trồng trọt được chú trọng.

– Thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với nhiều nghề phong phú: đúc tiền, đúc vũ khí,

dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm.

– Thương nghiệp: từ năm 976, thuyền buôn các nước ngoài vào nước ta, dâng nhiều sản vật quý lạ cho vua Đinh.

2. Xã hội

- Xã hội chia thành hai bộ phận:

+ Vua quan và một số ít địa chủ là bộ phận thống trị. Nông dân, thợ thủ công là bộ phận bị trị. Dưới cùng là nô tì.

+ Nông dân có ruộng đất cày cấy gắn bó với làng, xã với vua. Đời sống nhân dân ổn định.

3. Văn hóa

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.

- Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi, các nhà sư được nhà nước trọng dụng, nhân dân tôn kính.

- Nhiều loại hình văn hóa dân gian tồn tại rất phong phú như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, dấu vật.

Câu 3: 

  • Đóng góp của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền là người có công rất lớn lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Nam Hán giành độc lập và thiết lập nền tự chủ cho đất nước sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

- Ngô Quyền đã bước đầu xây dựng bộ máy chính quyền độc lập, tự chủ đặt cơ sở cho sự phát triển đất nước sau này.

  • Đóng góp của Đinh Tiên Hoàng:

- Dẹp được loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

- Xây dựng kinh đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

- Góp phần củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến tập quyền.

  • Đóng góp của Lê Hoàn:

- Tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống giành thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, đưa nước Đại Cồ Việt tiến lên một bước phát triển mới.

- Tiếp tục xây dựng quốc gia phong kiến độc lập trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác