Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Chân trời bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?

Câu 2: Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Hãy nêu thời gian tồn tại của ba triều: Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Câu 4: Nền kinh tế tự chủ của nước ta trong thời phong kiến được xây dựng đầu tiên trong triều đại nào? Những nét chính về việc xây dựng nền kinh tế tự chủ ấy.

Câu 5: Trong thế kỉ X, dòng sông Bạch Đằng đã ghi dấu ấn về hai cuộc kháng chiến chống ngoại xam như thế nào?


Câu 1: 

Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục, chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Đất nước lâm nguy, tướng sĩ trong triều suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, lãnh đạo kháng chiến.

Câu 2: 

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt.

Câu 3: 

- Thời gian tồn tại:

+ Ba triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê tồn tại trong thời gian ngắn: Triều Ngô tồn tại từ năm 939 đến năm 965, tổng cộng 25 năm; triều Đinh tồn tại từ năm 968 đến năm 980, tổng cộng 12 năm; triều Tiền Lê tồn tại từ năm 980 đến năm 1009, tổng cộng 29 năm.

+ Đây là ba triều đại phong kiến đầu tiên trong thời kì phong kiến độc lập ở nước ta.

Câu 4:

- Nền kinh tế tự chủ đầu tiên trong thời kì phong kiến nước ta được xây dựng trong thời Đinh – Tiền Lê.

- Những nét chính:

+ Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chủ yếu của nước ta thời Đinh – Tiền Lê,

+ Sau nhiều năm khó khăn do xung đột, chiến tranh gây nên, các nhà nước Đinh – Tiền Lê đã ra sức cùng nhân dân khôi phục và phát triển sản xuất, khai hoang mở rộng ruộng đồng, đào vét kênh máng.

+ Một việc làm đáng chú ý là hằng năm, vua Lê Đại Hành đã làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

+ Nhà nước Đinh – Tiền Lê đã xây dựng nhiều xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền, chế tạo các sản phẩm phục vụ vua quan..

+ Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển. Kinh đô Hoa Lư được xây dựng tráng lệ, thủ công, thương nghiệp từng bước phát triển.

Câu 5: 

- Trong thế kỉ X, dòng sông Bạch Đằng đã hai lần ghi dấu ấn về kháng chiến chống ngoại xâm, đó là: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền và kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 981 của Lê Hoàn.

- Trận Bạch Đằng năm 938:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền từ Ái Châu kéo quân ra Bắc để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, lợi dụng cơ hội đó, vua Nam Hán cử con là Lưu Hoằng Tháo đem quân vượt biển kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

+ Sau khi giết xong Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nước, cùng quân dân chuẩn bị chống giặc. Ngô Quyền xây trận địa ở sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục.

+ Đoàn thuyền chiến Nam Hán nối nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì về trận địa của ta. Bấy giờ nước triều lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho một đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi vờ thua chạy. Đoàn thuyền giặc thừa thắng đuổi gấp, vượt qua trận địa cọc. Khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân mai phục từ hai bên đổ ra đánh mạnh. Hoằng Tháo chống đỡ không nổi, quay thuyền bỏ chạy. Bị quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành. Quân ta thừa thế vậy đánh. Giặc chết quá một nửa. Hoằng Tháo bị giết tại trận.

- Trận Bạch Đằng năm 981:

+ Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thủy theo đường sông Bạch Đàng.

+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đàng để ngăn chặn chiến thuyền dịch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng cuối cùng thủy quân địch bị đánh lui.

+ Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực dịch. Quân Tống đại bại, tướng Hảu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tổng thắng lợi.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác