Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 7 Chân trời bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

NHẬN BIẾT

Câu 1: Nền độc lập đầu tiên của nước ta do Ngô Quyền xây dựng như thế nào?

Câu 2: Kể tóm tắt về tiểu sử của Ngô Quyền?

Câu 3: Từ năm 939 đến năm 981, tình hình nước ta như thế nào?

Câu 4: Ý nghĩa của việc dẹp loạn 12 sứ quân.

Câu 5: Vì sao triều Ngô tồn tại trong thời gian ngắn?


Câu 1: 

- Ngô Quyền xây dựng chính quyền:

+ Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền quyết định xưng vương năm 939 xóa bỏ hệ thông chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới.

+ Ở trung ương, Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ xây dựng triều đình trung ương quy củ bao gồm các quan văn, quan võ. Lấy thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) làm kinh đô nước Việt và bắt tay xây dựng đất nước

+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

Câu 2: 

- Ngô Quyền: sinh ngày 12 – 3 năm Đinh Tỵ (897) 

+ Quê quán: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm – Ba Vì – Hà Nội 

+ Xuất thân từ một gia đình võ tướng. Cha ông là Ngô Mân, đã từng giữ chức Châu mục Châu Phong. 

+ Lớn lên, Ngô Quyền mặt mũi khôi ngô, có sức khỏe phi thường, lại có trí thông minh khác thường. Thấy vậy, Dương Đình Nghệ cho làm tưởng và gả con gái. Nghe tin Kiều Công Tiễn giết chủ tướng, Ngô Quyền lập tức đem quân về trừng trị. Lúc đó Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán sang giúp. Nhân cơ hội này, nhà Nam Hán sai Hoằng Tháo mang quân xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã cho xây trận địa và đóng cọc ở sông Bạch Đằng rồi bố trí quân mai phục. Khi quân Hoằng Tháo vào, Ngô Quyền cho quân khiêu chiến, chờ đến khi nước rút xuống Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân Hoằng Tháo bại trận và bị giết hơn một nửa. 

+ Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương năm 939, lập ra triều Ngô. 

Câu 3:

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương. Năm 944, Ngô Quyền mất, các phe phái nổi lên khắp nơi. Đất nước không còn ổn định. Năm 950, do mâu thuuẫn nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút. Năm 965, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tình trạng loạn 12 sứ quân.

- Năm 966-967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đinh.

- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng bị ám hại, Lê Hoàn được cử làm phụ chính rồi được suy tôn lên làm vua, lập ra nhà Tiền Lê (năm 980).

- Năm 981, Lê Hoàn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc, đưa nước Đại Việt tiến lên bước phát triển mới.

Câu 4: 

- Ý nghĩa:

+ Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh trong việc tiêu diệt thế lực các sứ quân là thắng lợi của ý chí thống nhất đất nước, là thắng lợi của tinh thần tự cường của dân tộc, của nguyện vọng hòa bình của nhân dân.

+ Thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của một nhà nước trung ương tập quyền dân tộc.

Câu 5: 

Sở dĩ thời Ngô tồn tại trong thời gian ngắn vì:

+ Ngô Quyền làm vua được 6 năm, ông mất năm 944. Thời gian thống trị ngắn ngủi đó không cho phép ông mở rộng và củng cố quyền lực của nhà nước trung ương, đặc biệt là đối với các thế lực phong kiến cũ.

+ Khi Ngô Quyền mất, hai người con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn nhỏ. Người em vợ là Dương Tam Kha nhân đó cướp ngôi, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập sợ bị hại, bỏ trốn khỏi kinh thành lên đất Trà Hương (Kim Thành – Hải Dương).

+ Năm 950, Ngô Xương Văn nhờ sự giúp đỡ của các tướng cũ lật đổ được Bình Vương rồi cho người đi tìm Ngô Xương Ngập về cùng coi việc nước. Ngô Xương Ngập về tự xưng là Thiên Sách Vương, nắm hết quyền hành. Mâu thuẫn nội bộ nhà Ngô đã tạo điều kiện cho các thổ hào, thứ sử địa phương nổi dậy, mộ quân, làm chủ vùng mình trấn trị, tách khỏi chính quyền trung ương.

+ Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Quyền hành hoàn toàn chuyển vào tay Ngô Xương Văn. Nhà Ngô suy yếu dần.

+ Các hào trưởng địa phương nhân đó chiếm giữ vùng đất của mình, không thần phục triều đình, đem quân đánh giết lẫn nhau, gây ra loạn 12 sứ quân.

+ Đất nước rơi vào cảnh chia cắt, chiến tranh; nhân dân lại phải chịu cảnh khổ cực, chết chóc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác