Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 cánh diều bài 8: Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Đặc điểm chung về chính trị của Án Độ dưới các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn là gì?
Câu 2: Nêu chính sách cai trị của từng vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn?
Câu 1:
Đặc điểm chung về chính trị của Án Độ dưới các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn:
- Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ quân chủ chuyên chế: đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền lực tuyệt đối; giúp việc cho Vua là các quan lại, quý tộc, tướng lĩnh.
- Do chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, tình hình chính trị thường bất ổn.
Câu 2:
Chính sách cai trị của từng vương triều:
- Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
- Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.
- Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp dân tộc.
Bình luận