Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 8: Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có tác động như thế nào đến với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ?
Câu 2: Khái quát tiến trình lịch sử Ấn Độ thời phong kiến (thế kỉ IV – giữa thế kỉ XIX).
Câu 3: Sự kiện nào đã lập ra Vương triều Gúp-ta? Sự thịnh đạt của Ấn Độ dưới triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
Câu 4: Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li.
Câu 5: Vì sao Vương triều Mô-gôn sụp đổ?
Câu 1:
Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ tác động đến với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ:
- Các đồng bằng màu mỡ và những con sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào… đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Ở phía Nam, nghề phai thác lâm sản, hương liệu có điều kiện phát triển do ở khu vực đó có nhiều cánh rừng nguyên sinh.
- Do có vị trí thuận lợi là nằm trên trục đường biển từ tây sang đông, nên hoạt động giao lưu thương mại ở Ấn Độ cũng rất phát triển.
Câu 2:
Khái quát tiến trình lịch sử Ấn Độ thời phong kiến (thế kỉ IV – giữa thế kỉ XIX):
Thời gian | Sự kiện |
319 - 467 | Vương triều Gúp-ta |
467 – thế kỉ XII | Ấn Độ rơi vào phân tán, loạn lạc kéo dài |
1206 - 1526 | Vương triều Hồi giáo Đê-li |
1526 – giữa thế kỉ XIX | Vương triều Mô-gôn |
Từ giữa thế kỉ XIX | Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc Anh |
Câu 3:
- Sự kiện đã lập ra Vương triều Gúp-ta:
+ Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ.
+ Đến đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta.
- Sự thịnh đạt dưới thời Gúp-ta:
+ Dưới thời Vương triều Gúp-ta lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng, đến đầu thế kỉ V, đã thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ.
+ Thời Gúp-ta, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc: Trong nông nghiệp, công cụ sản xuất bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng. Buôn bản trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Dưới Vương triều Gúp-ta đạo Phật tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá),...
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Thiện, thần Ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Bra-mi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ San-krit (chữ Phạn). Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...
+ Văn học: Văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học Hin-đu – mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.
Câu 4:
- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li:
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.
+ Cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Câu 5:
- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.
- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ.
- Nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.
Bình luận