Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Chân trời bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trình bày sự phân bố các khối khí và các frông theo thứ tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất?

Câu 2: Ở xích đạo và ở cực có sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt. Giải thích tại sao?

Câu 3: Những tác nhân nào làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây biến đổi khí hậu?

Câu 4: Để bảo vệ môi trường, toàn cầu phải chung tay thực hiện những giải pháp nào?

Câu 5: Không khí có những tác hại nào?

Câu 6: Tại sao nhiệt độ càng lên cao càng giảm ở tầng đối lưu?

Câu 7: Tầng đối lưu có vai trò như thế nào đối với sự sống?


Câu 1: 

Mỗi bán cầu có 4 khối khí được phân bố như sau :

- Khối khí bắc cực và nam cực rất lạnh (ký hiệu A)

- Khối khí ôn đới lạnh (ký hiệu P)

- Khối khí chí tuyến rất nóng (ký hiệu T)

- Khối khí xích đạo nóng ẩm (ký hiệu E)

- Frông địa cực (FA) -

- Frộng ôn đới (ký hiệu FP)

Câu 2:

- Nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt độ năm, biên độ nhiệt độ ngày đêm) ở Xích đạo và cực khác nhau do tác động của lượng bức xạ mặt trời, thời gian chiếu sáng và tính chất của bề mặt đệm. - Ở Xích đạo:

+ Góc nhập xạ lớn, hai lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng bức xạ mặt trời lớn nên nhiệt độ trung năm cao. bình

+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm nhỏ, thời gian chiếu sáng bằng nhau giữa hai mùa (ngày đêm luôn bằng nhau) nên biên độ nhiệt độ năm nhỏ.

+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn, ban đêm bức xạ nhiệt mạnh nên biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

- Ở cực:

+ Góc nhập xạ nhỏ, lượng bức xạ mặt trời nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm thấp.

+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm rất lớn, thời gian chiếu sáng giữa hai mùa rất lớn (6 tháng ngày, 6 tháng đêm).

+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời nhỏ, ban đêm không có bức xạ mặt trời nên biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ.

Câu 3: 

Những tác nhân làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu toàn cầu:

Hiệu ứng nhà kính làm khí hậu Trái Đất nóng lên, khí thải công nghiệp, đặc biệt là CO2 có thể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển Trái Đất và làm cho nhiệt độ trung bình của lớp khí quyển sát mặt đất có thể gia tăng lên từ 0,9 đến 2,6°C trong vòng một thế kỉ. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu sẽ làm cho lớp băng hà vĩnh cửu ở hai chỏm cực tan ra. Băng tan sẽ làm quá trình thu nhiệt mạnh, nó có thể gây ra những đợt lạnh dữ dội từ hai cực tràn về các vĩ độ thấp. Băng tan sẽ làm mực nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng châu thổ trồng lúa, nơi cung cấp 1/2 lượng lương thực cho nhân loại.

- Sự phá hoại tầng ôzôn (O,): Thủ phạm chính gây ra thủng tầng ôzôn là chất CFC, chất khí gas được nạp vào các thiết bị làm lạnh. Khi các dụng cụ - này bị hỏng, CFC, thoát ra và nhanh chóng xâm nhập lên cao gây phản ứng hóa học với O, ở tầng ôzôn (gây ra bệnh ung thư da và các bệnh về mắt,..).

- Hiện tượng mưa axit: Các khí độc như: SO2, NO, thải ra từ các nhà máy thường bao quanh các hạt bụi trong khí quyển mà các hạt bụi này lại là hạt nhân ngưng đọng hơi nước để tạo ra các giọt nước rơi. Sự chuyển đổi các khí độc trên thành axit diễn ra trong khí quyển tạo thành mưa axit. Mưa axit gây tác hại ăn mòn các công trình xây dựng, hư hại mùa màng,...

Câu 4: 

- Chấm dứt chiến tranh, chấm dứt chạy đua vũ trang và chấm dứt việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

- Thực hiện công ước quốc tế về Luật Môi trường.

- Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường.

Câu 5: 

- Đối với sức khỏe con người: gây các bệnh về da, đường hô hấp.

- Đối với động, thực vật và các công trình xây dựng:

+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ Gây nên các hiện tượng ăn mòn, nứt nẻ, mất màu. đối với các công trình xây dựng.

Câu 6:

Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm là do:

- Các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên (bề mặt đất nhận được 47% lượng bức xạ mặt trời); sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ mặt trời nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn, nhiệt đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ.

- Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm nhất và tháng thấp nhất ở mỗi bán cầu.

Câu 7: 

Vai trò của tầng đối lưu đối với sự sống:

- Là môi trường sinh sống chủ yếu của đa số các loài sinh vật trên Trái Đất.

- Tập trung phần lớn lượng hơi nước (3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4km trở xuống) có tác dụng giữ tới 60% lượng nhiệt Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời và tỏa vào không khí, giúp ban đêm đỡ lạnh. thành những

- Chỉ chiếm 0,33% khí CO, trong thành phần không khí, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt bề mặt Trái Đất tỏa vào không gian.

- Các phần tử vật chất rắn như: tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,.. trong tầng đối lưu có tác dụng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời chúng còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh tạo thành sương mù, mây, mưa,... Do vậy, mà các phần tử rắn này cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng đối lưu giảm theo độ cao.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác