Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 3: Cầu hiền chiếu

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trên thực tế, có một số sĩ phu Bắc Hà đã từng không cộng tác với triều đại Tây Sơn, nhưng trong bài Chiếu cầu hiền không thấy nhắc đến sự việc này. Vì sao?

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.


Câu 1: 

- Câu hỏi này đòi hỏi liên hệ đến thực tế lịch sử, và qua việc vua Quang Trung không nói gì đến thái độ chống đối Tây Sơn của các sĩ phu Bắc Hà, chúng ta hiểu được sự khoan dung và chủ trương hoà giải mang tầm chiến lược của vua Quang Trung.

 

Câu 2: 

Hãy trình bày theo suy nghĩ của em. Chú ý tập trung vào chỉ ra tầm quan trọng của người tài đối với cộng đồng. Đoạn văn không cần thiết phải nói đến những điều cao siêu, tầm cỡ như trong bài “Chiếu cầu hiền”, em có thể chỉ cần nói về đóng góp của những cá nhân xuất sắc ở địa phương em.

Tham khảo:

          Một người có thể trở thành chủ của một doanh nghiệp, trở thành người đứng đầu một địa phương hay trở thành một lãnh đạo quốc gia là bởi tài năng hơn người của họ. Công ty này hơn công ty kia, đất nước này hơn đất nước kia một phần nằm ở sự vượt trội giữa khả năng của những người đứng đầu. Những điều này cho thấy sự khác biệt to lớn mà người có tài có thể tạo ra. Xưa kia, Thân Nhân Trung có câu nói nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Câu nói đó từ một thời kì phong kiến lạc hậu cho đến nay là thời kì hiện đại, văn minh vẫn còn nguyên giá trị của nó, điều đó cho thấy tầm quan trọng của người tài đối với cộng đồng, đất nước. Hãy thử suy nghĩ nếu không có người tài hay người tài bị chèn ép thì điều gì sẽ xảy ra. Những thứ xấu sẽ gặp được thời vận để tàn phá mọi thứ và đất nước suy đồi là điều tất yếu. Chính vì thế, người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác