Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 kết nối bài 3: Cầu hiền chiếu
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu cầu hiền.
Câu 2: Cho biết đặc điểm của thể chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng.
Câu 3: Hãy nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 4: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Ngô Thì Nhậm.
Câu 5: Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản.
Câu 1:
Bài Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh:
– Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh, ổn định lại kỉ cương đổ nát ở Bắc Hà. Cũng năm đó, Lê Cảnh Hưng qua đời, cháu đích tôn của ông lên ngôi lấy niên hiệu là Chiêu Thống.
– Trước sức mạnh của phong trào Tây Sơn, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Nhân cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị đem quân vào xâm lược nước ta.
– Tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung đem quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, giải phóng đất nước. Lê Chiêu Thống bỏ nước chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc.
– Nguyễn Huệ một lần nữa phải xếp đặt lại kỉ cương Bắc Hà. Để tìm được người hiền tài ra giúp triều đại mình trong buổi đầu, Nguyễn Huệ giao cho Ngô Thì Nhậm viết bài Chiếu cầu hiền.
Câu 2:
– Chiếu là loại công văn thời xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người. Văn của thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tạo nhã. Nhiều bài chiếu mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Có khi chiếu được gọi là chiếu thư, chiếu chỉ và thường mang nội dung là những mệnh lệnh. Văn học trung đại Việt Nam có những bài chiếu nổi tiếng như Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Chiếu để lại trước khi chết (Di chiếu) của Lí Nhân Tông, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Chiếu Cần vương của Hàm Nghi,...
– Chiếu nói chung, Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc loại văn nghị luận chính trị – xã hội. Mặc dù là loại công văn nhà nước, nhưng đối tượng bài Chiếu cầu hiền là bậc hiền tài – những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho gia – nên lời lẽ mềm mỏng, nhún nhường, thành tâm và mang tính chất thuyết phục cao.
Câu 3:
– Bài Chiếu cầu hiền thể hiện tầm chiến lược nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài đối với đất nước. Cầu hiền gần như là một quy luật tất yếu đối với các triều đại tiến bộ khi mới ra đời. Ngô Thì Nhậm đã nắm vững chiến lược cầu hiền của Quang Trung và thể hiện một cách xuất sắc tư tưởng chiến lược đó trong một bài chiếu ngắn gọn với lập luận chặt chẽ và đầy sức thuyết phục.
Câu 4:
– Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) hiệu là Hy Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc. Năm 1788, khi chế độ Lê – Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Bình bộ Thượng thư. Ông là người có công lớn đối với triều đại Tây Sơn: thu phục nhiều cựu thần nhà Lê ra cộng tác với nhà Tây Sơn; hỗ trợ đắc lực cho cuộc tiến quân của vua Quang Trung ra Bắc đánh bại quân Thanh xâm lược; phụ trách việc bang giao với nhà Thanh; soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng cho triều đại Tây Sơn;...
Câu 5:
- Phần 1: Nêu lên tư tưởng xuất phát: Người hiền như sao trên trời, không thể không ra giúp đời.
- Phần 2: Thời thế trước đây khiến người tài không thể phát huy.
- Phần 3: Thời thế nay đã thay đổi, nhà vua mong muốn có hiền tài ra giúp nước nhằm chỉnh đốn triều cương, phát triển đất nước.
- Phần 4: Chỉ dẫn cách người hiền tài ra giúp nước, chỉ dẫn quan lại tiến cử người tài giỏi. Nhấn mạnh một lần nữa hoàn cảnh hiện thời của đất nước và khuyên người hiền tài ra giúp nước.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận