Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 2: Tràng Giang (Huy Cận)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao câu thơ cuối Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu?

Câu 2: Hãy tìm hiểu hai chiều không gian – thời gian và mối quan hệ giữa chúng trong bài thơ.


Câu 1: 

- Câu thơ “Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc. Cùng viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lại có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển và thơ mới, thơ hiện đại. Thơ cũ tả cảnh ngụ tình, cảnh vật khơi gọi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi nội cảm, không cần mượn tới ngoại cảnh mà vẫn tự biểu hiện với những cung bậc cảm xúc thiết tha.

 

Câu 2: 

– Không gian được thể hiện trong bài thơ là khung cảnh tạo vật thiên nhiên với hai sắc thái nổi bật: mênh mông vô biên hoang sơ hiu quạnh. Còn thời gian trong bài thơ này là chiều muộn ("Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều") đang nghiêng dần về hoàng hôn ("Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" và "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà").

– Quan hệ giữa hai chiều này thật rõ rệt.

+ Trước hết, là tác động tương hỗ giữa chúng: phải là buổi chiều thì không gian mới phơi lộ hết vẻ hoang sơ cô quạnh. (Nếu là thời điểm khác trong ngày, diện mạo đó của không gian sẽ không còn rõ nét thế nữa). Cả hai phụ hoạ với nhau tạo nên một khung cảnh thật rợn ngợp, gợi buồn sầu đối với con người, nhất là con người đang là kẻ cô lữ.

+ Đồng thời, cả không gian và thời gian đều vận động. Sông nước, thuyền, củi, bèo bọt, mây trời, chim chiều, bãi bờ,... đều như đang tiếp nối chảy trôi,... Còn buổi chiều càng lúc càng muộn hơn. Sự vận động vừa hữu hình vừa vô hình này cũng phụ hoạ nhau, hoà điệu với nhau khiến cho diện mạo của cảnh vật càng lúc càng âm u, xa vắng, hắt hiu, cảm xúc càng lúc càng nặng nề, u ám.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác