Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 2: Tràng Giang (Huy Cận)
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Hãy phân tích khổ thơ thứ nhất.
Câu 2: Hãy phân tích khổ thơ thứ hai.
Câu 3: Hãy phân tích khổ thơ thứ ba.
Câu 4: Hãy phân tích khổ thơ thứ tư.
Câu 1:
- Dòng sông và con người, không gian bao la và tâm trạng cụ thể, đó là một tứ thơ cổ điển:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
- Bài thơ có tựa đề Tràng giang, câu thơ đầu tiên nhắc lại tựa đề. Tràng giang chứ không phải trường giang; mặc dù tràng giang và trường giang đều có chung một nghĩa. Nhờ cách điệp vần ang, tràng giang góp phần tạo nên dư âm vang xa, trầm buồn của câu thơ mở đầu; tạo nên âm hưởng chung cho giọng điệu của cả bài thơ. Mặt khác, tràng giang còn gọi lên được hình ảnh một con sông không những dài mà còn rộng. Tuy vậy, xét đến cùng, sức mạnh của hai câu thơ trên không phải là ở nghệ thuật miêu tả, mà ở nghệ thuật khơi gợi – khơi gợi được cả xúc cảm và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp).
- Huy Cận cũng như phần đông các thi sĩ trong phong trào Thơ mới đều chịu ảnh hưởng khá rõ của thơ tượng trưng phương Tây thế kỉ XIX. Tuy vậy, Huy Cận còn là người rất trân trọng vốn thơ ca dân tộc và thích thơ Đường. Trong sáng tác của ông, người đọc dễ dàng cảm nhận được dấu ấn của Đường thi, cũng như thơ tượng trưng Pháp. Có điều đáng quý là chúng đã được Việt hoá, nói cho đúng hơn là đã được Huy Cận hoá một cách nhuần nhị.
- Ở khổ thơ đầu cũng như toàn bộ bài Tràng giang, nghệ thuật đối của thơ Đường đã được vận dụng hết sức linh hoạt, chủ yếu là đối về ý, chứ không bị câu thúc về niêm luật như cách đối trong thơ cổ.
- Nghệ thuật đối ý và đối xứng nói trên, một mặt, làm cho giọng điệu bài thơ uyển chuyển, linh hoạt, tránh được sự khuôn sáo, cứng nhắc dễ thấy ở không ít bài thơ viết theo lối Đường luật hồi đầu thế kỉ; mặt khác, nó vẫn phát huy được một trong những thế mạnh của loại thơ này, tạo nên không khí trang trọng, sự cân xứng, nhịp nhàng. Bên cạnh đó, nghệ thuật dùng từ láy như điệp điệp, song song cũng có hiệu quả nhất định gợi âm hưởng cổ kính. Tuy vậy, Tràng giang vẫn có nét hiện đại, nói cụ thể hơn là sản phẩm của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Đúng thế, Tràng giang hiện đại ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc:
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
- Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây là những câu thơ mới mẻ; bởi vì trong đó xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa như củi một cành khô. Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mông sóng nước dễ gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định.
Câu 2:
- Nỗi buồn càng như thấm sâu vào cảnh vật:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
- Theo Huy Cận, từ đìu hiu ông học được trong bản dịch Chinh phụ ngâm: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo – Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Hơn nữa, cặp từ láy lơ thơ và đìu hiu cùng gợi lên được sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn,... Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” lâu nay vẫn tồn tại hai cách hiểu xuất phát từ cách hiểu từ đâu (có và không có tiếng chợ chiều đã vãn). Dẫu hiểu theo cách nào thì hình ảnh chợ chiều đã vãn trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn. Chợ chiều khi xưa thường buồn tẻ, không có được cái nhộn nhịp, hào hứng của chợ họp buổi sáng. Ở đây, chúng tôi thiên về cách hiểu: Ngay cả tiếng chợ chiều đã vãn ở một làng xa nào đấy cũng không có nữa, tất cả đều vắng lặng, cô tịch; bởi lẽ trong toàn bộ bài thơ, dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người (không tiếng chợ chiều nằm trong hệ thống không một chuyến đò và không một cây cầu ở khổ thơ sau), chỉ còn cảnh vật, đất trời mênh mông, xa vắng...
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
- Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. Sâu gợi được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc hoạ được chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài, với bờ bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ như thấm vào không gian ba chiều. Con người ở đây trở nên bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian” (Hoài Thanh).
Câu 3:
- Vẫn trong mạch cảm xúc được gọi ra từ hai khổ đầu, nỗi buồn càng được khắc sâu qua hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Bên cạnh những hình ảnh thuyền và nước như cùng trôi về cõi vô biên, hình ảnh cành củi khô lưu lạc bồng bềnh trên sóng nước từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ này; ấn tượng về sự chia li tan tác được lấy lại một lần nữa càng gợi thêm về một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông dài, trời rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng con người. “Không một chuyến đò” và cũng không có lấy một cây cầu, nhờ chúng có thể tạo nên sự gần gũi giữa con người với con người; mà chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng, hoang vu. Vì thế, nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
- Như vậy, sự cô quạnh đã được thi sĩ đặc tả độc đáo bằng chính cái không tồn tại. Thực ra điều này còn có thể nhận thấy ở khổ hai (Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều) và ở khổ bốn (Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà), nhưng có lẽ rõ nhất vẫn là ở khổ thứ ba này. Bởi vậy có thể nói, thái độ phủ nhận thực tại nằm ngay trong kết cấu của bài thơ.
Câu 4:
- Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và vẫn thể hiện khá rõ nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận. Ở đây, thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ. Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Ánh dương phản chiếu vào những đám mây đó, phản chiếu lấp lánh như những núi bạc. Lấy lại ý thơ của người xưa (Đỗ Phủ), hình ảnh “mây cao đùn núi bạc” tạo được ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. Trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim bé bỏng, nó chỉ cần nghiêng cánh là cả bóng chiều sa xuống. Hình ảnh cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà thường dễ gợi nỗi buồn xa vắng. Nhưng điều đáng nói hơn ở đây chính là hiệu quả của nghệ thuật đối lập: đối lập giữa cánh chim đơn độc, nhỏ bé với vũ trụ bao la, hùng vĩ. Phải chăng, điều này đã làm cho cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ hơn và đặc biệt cũng buồn hơn.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận