Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 7 cánh diều bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII)
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hãy cho biết các địa danh gắn với ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Câu 2: Chiến thuật quen thuộc của quân Mông – Nguyên khi xâm lược Đại Việt là gì?
Câu 1:
Địa danh | Chiến công của quân nhà Trần |
1. Thăng Long | Nơi ba lần nhà Trần thực hiệ kế sách “vườn không nhà trống” làm cho địch rơi vào tình cảnh khó khăn, lúng túng vì thiếu lương thực và luôn ở trong | trạng thái bị động khi đối phó với quân dân nhà Trần, |
2. Đông Bộ Đầu | Trước tình cảnh khó khăn của quân Mông Cổ, nhà Trần mở cuộc phản công quyết định ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận phải rút khỏi Thăng Long. |
3. Tây Kết, Hàm Tử,Chương Dương | Trong cuộc kháng chiến năm 1285, quân Trần tổ chức phản công đánh bại quân Nguyên ở nhiều nơi như Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân Nguyên phải chạy về nước. |
4. Vân Đồn – Cửa Lục | Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi ở Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh). |
5. Sông Bạch Đằng | Nơi diễn ra trận đánh cuối cùng, quyết định số phận xâm lược của quân Nguyên khi chúng rút quân về nước. Nhà Trần bố trí trận địa mai phục ở cửa sông Bạch Đằng và cho đóng cọc dưới lòng sông. Khi đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến gần đến khu vực sông Bạch Đằng, quân Trần bất ngờ tấn công, buộc Ô Mã Nhi phải cho quân rút theo đường dẫn đến bài cọc. Khi nước triều rút nhanh, quân nhà Trần đổ ra đánh quyết liệt, quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống. |
Câu 2:
Chiến thuật quen thuộc của quân Mông – Nguyên khi xâm lược Đại Việt là cho quân áp sát biên giới để uy hiếp và cử sứ giả đến dụ hàng. Trước khi tiến đánh Đại Việt, quân Mông – Nguyên đã 3 lần cử sứ giả đến Thăng Long. Tuy nhiên, cả 3 lần cử sứ giả đi thì đều không thấy trở về.
Bình luận