Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây? “Ai người bóp nát quả cam,

Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân,

Phá cường địch báo hoàng ân,

Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?”

Câu 2: Nguyên nhân ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?

Câu 3: Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành kháng chiến quân Mông Cổ lần thứ nhất như thế nào? Hãy nêu kết cục của cuộc kháng chiến. 

Câu 4: Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ hai của quân Nguyên.

Câu 5: Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Trần đã có việc làm gì? Nêu ý nghĩa của việc làm đó?


Câu 1: 

Ở hội nghị Bình Than, vua thấy Trần Quốc Toản tuổi còn nhỏ, không cho dự bàn việc nước. Quốc Toản trong lòng thấy hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết. sau đó, Trần Quốc Toản huy động hơn nghìn gia nô và người nhà, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua).

Câu 2:

Quân Mông - Nguyên là đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bầy giờ. Trong 3 lần xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên đã huy động lực lượng chiến đấu rất lớn, ví dụ: trong lần xâm lược thứ hau, quân Nguyên đã huy động hơn 50 vạn quân (500.000 quân) tiến đánh Đại Việt.

Câu 3: 

- Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành kháng chiến quân Mông Cổ:

+ Nắm được âm mưu của quân Mông Cổ, nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến: đề ra kế hoạch đối phó, tăng cường phòng thủ biên giới, chuẩn bị lực lượng và vũ khí, kêu gọi nhân dân, luyện tập quân sự để sẵn sàng chống giặc. 

+ Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt. 

+ Lúc này, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút quân khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng. 

+ Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” 

+ Khi rút khỏi Thăng Long, nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống” nên khi quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long chỉ là một tòa thành trống rỗng. 

+ Quân Mông Cổ vào Thăng Long, lâm vào cảnh thiếu lương ăn, đi đâu cũng bị nhân dân ta chặn đánh. Trước tình thế bị động, lúng túng của giặc, vua tôi nhà Trần đã mở cuộc phản công, đánh bại chúng ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). 

+ Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay), lại bị dân binh địa phương chặn đánh.

- Kết cục của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) kết thúc thắng lợi. 

Câu 4: 

- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên:

+ Năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt. 

+ Trong hoàn cảnh mới, với thế lực lớn, đồng thời rút kinh nghiệm của thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, quân Nguyên đã đánh vào Chăm-pa (ở phía nam Đại Việt, là một quốc gia nhỏ) để biến nơi đây thành bàn đạp đánh lên Đại Việt, phối hợp với quân chủ lực đánh từ phía bắc xuống. 

+ Nhưng nhân dân Chăm-pa đã chiến đấu hết sức anh dũng, kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công vào nước ta bước đầu tan vỡ.

Câu 5: 

- Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng mời các vị bô lão trong cả nước đến bàn kế sách đánh giặc.

- Hội nghị Diên Hồng của nhà Trần đã thể hiện: sự đoàn kết, nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân; đồng thời cho thấy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần là một cuộc chiến mang tính nhân dân sâu sắc


Bình luận

Giải bài tập những môn khác