Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 CD bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đá vôi ở Việt Nam có nguồn gốc hình thành như thế nào và phân bố ở những vùng nào? 

Câu 2: Sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển có mối liên hệ như thế nào tới sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên Trái Đất? 

Câu 3: Ở nước ta, than đã được hình thành ở miền trũng, đá macma thường được hình thành ở các khối núi như Tam Đảo. Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã. Giải thích tại sao? 


Câu 1:

Nguồn gốc hình thành đá vôi ở Việt Nam:

+ Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển.

+ Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn.

- Đá vôi ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở phía Bắc như ở Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang,….

Câu 2:

- Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường trùng với nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau:

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...

+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa, tạo núi,...

Câu 3:

- Than đá là loại đá trầm tích được hình thành ở miền trùng (ví dụ: Vùng than Quảng Ninh, Phân Mỹ Nông Sơn,...).

- Đá magma được hình thành từ khối mạcma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất thường hình thành cùng các khối núi (ví dụ: Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã...).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác