Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 CD bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?
Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa đá và khoáng vật?
Câu 3: Phân biệt ba loại đá macma, trầm tích, biến chất?
Câu 4: Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm?
Câu 5: Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Câu 1:
| Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Phân bố | Phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển. | Phân bố ở các nền đại dương, dướ tầng nước biển. |
Bề dày trung bình | 35 – 40km | 5 – 10km |
Cấu tạo | Gồm ba lớp đá: đá trầm tích, granit và badan. | Không có lớp đá granit |
Câu 2:
- Khoáng vật: Là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học tự nhiên, xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí - hoá khác nhau xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ: vàng, kim cương (đơn chất); canxit, thạch anh, mica,... (hợp chất).
- Đá: Là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật, chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo của vỏ Trái Đất.
Câu 3:
| Đá macma (granit, badan,...) | Đá trầm tích (đá sét, đá vôi...) | Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa,...) |
Đặc điểm | Có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau | Có các lớp vật liệu dày, mỏng màu sắc khác nhau, năm song song, xen kẽ với nhau. | Có các tinh thể khác nhau. |
Nguồn gốc hình thành | Được hình thành từ khối macma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất. Đây là loại đá rất cứng. | Được hình thành ở những miền đất trũng do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phân huỷ từ các loại đá khác nhau. Đá này có chứa hoá thạch và có nhiều vật liệu vụn nhỏ như sét, cát, sỏi, vật, cuội,... và xác sinh | Được hình thành từ các loại đá macma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.
|
Câu 4:
Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm Đá macma (granit, badan,...); Đá trầm tích (đá sét, đá vôi...); Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa,...)
Câu 5:
Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,..) và động đất, núi lửa là do hoặt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất. Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đững yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo cửa manti. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và đáy địa dương. Có những mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dướng. Trong khi di chuyển các mảng xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
Bình luận