Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 1: Vợ nhặt ( Kim Lân)
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ)?
Câu 2: Phân tích tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ. Qua đó, anh (chị) hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?
Câu 3: Qua văn bản, hãy nêu ra những điểm chính trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân.
Câu 4: Hãy phân tích ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm.
Câu 5: So sánh sự khác nhau về tâm lí giữa Tràng và bà cụ Tứ.
Câu 1:
– Trong truyện ngắn Vợ nhặt, niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua nhân vật Tràng. Lúc đầu, khi có ý định đưa người đàn bà xa lạ về nhà, không phải Tràng không có chút phân vân, do dự: “Mới đầu anh chàng cũng chọn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng sau một thoáng do dự, hắn đã tặc lưỡi một cái: “Chậc, kệ!” rồi đưa người đàn bà xa lạ về nhà. Cái quyết định và hành động của Tràng thể hiện niềm khát khao hạnh phúc gia đình của người nông dân nghèo khổ này, đã cụ thể hoá ý đồ nghệ thuật của Kim Lân khi viết Vợ nhặt: “...Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người".
– Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc niềm khát khao hạnh phúc gia đình của nhân vật Tràng. Sự kiện bất ngờ nhặt được vợ làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng. Trên đường dẫn vợ về nhà, Tràng như đã thành một con người khác: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Trước con mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư, người đàn bà càng thêm “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”, còn Tràng “lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Nhưng chính Tràng cũng không khỏi có lúc “cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên người đàn bà”. Kim Lân đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động niềm khao khát tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đã vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”.
– Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thực sự thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn. Tràng cảm thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; chợt nhận ra “xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Trong những giờ phút có tính chất bước ngoặt ấy, con người ta bỗng thấy mình trưởng thành. Niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng đã gắn liền với ý thức về bổn phận, trách nhiệm: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
Câu 2:
– Bà cụ Tứ là nhân vật được xây dựng dụng công nhất trong tác phẩm, thể hiện chiều sâu tư tưởng, gửi gắm thông điệp về tình yêu thương con người. Đó là hình ảnh của người mẹ già nghèo khổ, bất hạnh nhưng cũng là một người mẹ giàu tình yêu thương. Tâm trạng tinh tế, phức tạp của bà cụ Tứ sau khi Tràng có vợ được Kim Lân miêu tả hết sức sinh động, khéo léo. Từ chỗ ngạc nhiên đến lo lắng, phấp phỏng, đến những day dứt, băn khoăn rồi xót thương, chua chát và cuối cùng là vui vẻ chấp nhận,... tất cả đã thể hiện tấm lòng bao dung, nhân hậu của người mẹ nghèo. Ngạc nhiên là tâm trạng đầu tiên, cũng là phản ứng tất yếu của một người mẹ quen sống lầm lũi, neo đơn. Với bà, việc Tràng dẫn người đàn bà về nhà là một việc bất thường, khác lạ, gây ra sự ngỡ ngàng, bất ngờ, đẩy bà vào thế bị động. Tràng lấy vợ là một việc trọng đại, bà ngạc nhiên bởi sự thay đổi lớn trong gia đình. Tác giả đã diễn tả sự ngạc nhiên của bà cụ quả một loại những câu hỏi mà bà tự đặt ra cho mình. Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghi ngờ, lạ lẫm. Nhưng nỗi khổ sở, sự nghèo đói thường nhật đã thấm quá sâu vào tâm can bà, khiến bà đón nhận tin vui của con trong một sự nín lặng. Hình như bà cũng chẳng biết nên vui hay nên buồn, nên cười hay nên khóc. Nỗi tủi phận, thương tâm đến sâu thẳm của số phận con người đã được Kim Lân dồn tụ trong sự câm lặng của một bà cụ. Bà phải kìm nén bao nhiêu tâm sự của mình để chọn một trạng thái duy nhất. Nghệ thuật độc thoại nội tâm được sử dụng khá thành công, sau giây phút im lặng ấy, bà hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự. Những câu văn được viết từ nước mắt xót đau của tác giả, lời than của bà cụ là lời than của mọi kiếp người khốn khổ trong xã hội. Bao nhiêu quan niệm về bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ được đánh thức trong và. Bà cảm thấy mình có tội với con, những câu bà tự nhủ giống như lời tự thú đau đớn của con người. Cái đói, cái nghèo kéo ghì số kiếp con người, làm con người phải quần lưng, oằn xuống để gánh trả nó, nhưng đó vẫn là món nợ đeo đẳng, riền miên suốt cả một đời.
– Sau khi hiểu ra cơ sự, khi có thời gian để ngẫm về cuộc đời mình, bà mới khóc. Giọt nước mắt rỉ xuống trong kẽ mắt kèm nhèm là giọt nước mắt tủi thân, tủi phận khi bà ý thức sâu sắc về cuộc đời khốn khổ của mình. Giọt nước mắt trào ra như muốn diễn tả bao nhiêu day dứt, tức tưởi, dằn vặt, lo lắng của con người. Đó là hệ quả tất yếu của sự kìm nén, nín lặng trong ai oán, xót thương ở trên, đó là những giọt nước mắt của cuộc đời tủi nhục, đau đớn. Bà quay lại nhìn người đàn bà con mình ấy làm vợ, từ tình thương cho con trai bà chuyển sang tình thương cho con dâu. Đó là sự gặp gỡ, đồng cảm trong tâm hồn những người phụ nữ bất hạnh, bà Tứ không chỉ ý thức được nỗi khổ của đời mình, của con mình mà còn biết cảm thông với nỗi khổ của người đàn bà tội nghiệp kia. Dường như có một mối dây liên hệ kì diệu giữa tâm hồn những người phụ nữ đồng cảm, trái tim họ cùng đập nhịp đập của những sẻ chia yêu thương, khát khao hạnh phúc. Đến đây, bà thương con trai thì ít mà tội và thương con dâu nhiều hơn. Nước mắt ròng ròng của bà cụ Tứ là nước mắt của sự đồng cảm, nỗi sẻ chia. Dường như bà muốn dùng nước mắt để gột rửa nỗi đau của thân phận mình. Tiếng khóc lúc này là sự giãi bày lòng mình, sự đi tìm những đồng cảm với các con. Cuối cùng, bà chấp nhận câu chuyện Tràng lấy vợ trong sự mừng vui, hạnh phúc, là vẽ ra viễn cảnh tương lai cho các con: ngăn nhà, tàu dọn nhà cửa, chủ động nói chuyện vui, đãi chè khoán,... Những ước mơ, khát vọng là biểu hiện cao nhất của tình yêu con, là nỗi trăn trở xưa nay vẫn chưa được làm tròn. Niềm tin, khát vọng, sự sống vẫn được thắp sáng trong tâm hồn con người dù già nua, dù đã muốn gần đất xa trời. Đây chính là dụng ý nghệ thuật sâu sắc của Kim Lân, là cái đẹp của chủ nghĩa nhân văn, là triết lí tình thương vượt lên mọi đau khổ. Món chè khoán ngon trong tình yêu thương nhưng vẫn thấy nghẹn chát cái dư vị của đói nghèo, thể hiện niềm vui ám ảnh, tội nghiệp, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh, tâm trạng bà cụ Tứ thể hiện chiều sâu tư tưởng của Kim Lân, là nhân vật điển hình của bà mẹ Việt Nam khốn khó, bất hạnh nhưng giàu yêu thương, nhân ái.
Câu 3:
Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân thể hiện qua các phương diện:
– Có sự sáng tạo trong cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn
– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn. Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ. Kim Lân đã khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
– Dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
– Đối thoại sinh động, hấp dẫn, làm rõ tâm lí của từng nhân vật.
– Miêu tả tâm lí tinh tế.
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng do đó tạo được sức gợi đáng kể.
Câu 4:
- Đoạn kết của truyện ngắn Vợ nhặt có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Truyện được khép lại bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc Tràng. Những hình ảnh này đối lập với những hình ảnh thê thảm về cuộc sống của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, được tác giả miêu tả ở phần đầu của thiên truyện. Cái kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực của tác phẩm: Khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
Câu 5:
- Sự khác nhau về tâm lí giữa hai mẹ con bà cụ Tứ là sự khác nhau giữa một người còn trẻ dù sao cũng chưa trải nghiệm nhiều về cái nghèo, cái đói và một bà già đã sống trong nghèo đói cả một đời người.
- Cho nên Tràng có vẻ vô tâm hơn, cái vui lấy được vợ lấn át tất cả. Anh ta "reo lớn như một đứa trẻ" khi mẹ về và không hiểu được vì sao mẹ lại khóc. Còn bà cụ Tứ thì vừa vui mừng vừa lo lắng, buồn tủi, lòng ngổn ngang "biết bao nhiêu cơ sự". Bà cụ hiểu rất rõ sự khắc nghiệt của đời sống những người dân nghèo khổ.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận