Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Cõi lá

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Oà thức cùng với xôn xao lá cành.”

Hãy phân tích đoạn văn trên.

Câu 2: “Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội [...] này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng.”

Phân tích đoạn văn trên.

Câu 3: “Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra từ Hà Nội hay ở nơi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cũng chỉ kéo dài không đến một năm. Có rất nhiều loài cây trong phố có một vòng đời như vậy. Và hình như đó cũng là một đặc trưng của cây Hà Nội. Làm nên mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông. Nó làm cho người đi xa nhớ về và người Hà Nội thì tha thiết đợi chờ những khoảnh khắc nghỉ ngơi thần trí trong cái biển người chộn rộn áo cơm này.”

Phân tích đoạn văn trên.

Câu 4: “Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy. Làm cho người ở nhà thấy thương. Cứ trả lời bừa rằng đang ngổn ngang vàng rượi sắc lá ven hồ. Lá của những cây sấu cổ thụ ở phía đường Đinh Tiên Hoàng. Lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói trên đường Lê Thái Tổ. Thực ra thì chưa bao giờ những loại lá ấy rụng cùng một lúc với nhau. Cây cơm nguội vàng và cây bàng lá đỏ... nhiều khi rụng lá cách nhau cả đến... một mùa thu!”

Phân tích đoạn văn trên.

Câu 5: “Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét. Chỉ được mỗi ưu điểm về kích thước. Và cũng lại là nhược điểm. Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng khi bị đổ. Nhưng không hẳn thế. Thân hình cường tráng và lá cành rậm rạp đến thế của cây lại vô cùng yếu mềm trước một heo may đến sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người”

Hãy phân tích đoạn văn trên.


Câu 1:

- Thời gian: vào mùa xuân nhưng đã gần đến mùa hè.

- Chú ý cách dùng từ độc đáo “bẽ bàng”, “chao chát”: những từ này thông thường chỉ dùng để chỉ người. “Bẽ bàng”: hổ thẹn và buồn tủi vì cảm thấy bị người ta chê cười. “Chao chát”: tráo trở, không thật thà. => Tác giả đã nhân hoá sự vật => Tác giả lồng ghép cảm xúc của mình ngay từ đầu văn bản, bộc lộ một cách độc đáo tâm trạng rộn ràng trước sự kiện sắp diễn ra.

- “Oà thức” cũng là một cách nói đáng chú ý

Câu 2:

- Sắc đẹp của không gian được tạo ra từ chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông: khoảng trời trong veo màu thạch lựu; lá đu đưa trong gió; âm thanh như tiếng chùa huyền hoặc; cảnh những đứa trẻ chơi đùa dưới gốc cây; vẻ đẹp khiến cho người Hà Nội muốn đi qua để ngắm nhìn.

- Nghệ thuật so sánh độc đáo:

+ Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch: Những chiếc lá tạo ra âm thanh gợi ra tiếng chuông chùa. => Tác giả nâng vẻ đẹp của lá, tạo cảm giác thần thánh, bí ẩn

+ Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. => Sự hoà hợp thiên nhiên và con người

+ Sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng

=> Đoạn văn cho thấy cảm xúc yêu mến, hạnh phúc của tác giả trước cảnh đẹp của thiên nhiên.

Câu 3:

- Tính chất bút kí: kể, đưa ra thông tin: vòng đời của chiếc lá bồ đề, thời gian mùa lá rụng, sự nhớ nhung, tâm trạng chờ đợi của người Hà Nội.

- Ngôn ngữ mang màu sắc tự nhiên, như đang nói chuyện: Nhìn chung thì, cũng chỉ, như vậy,…

Câu 4:

- Câu chuyện về em gái của tác giả: tô đậm thêm vẻ đẹp của mùa lá rụng

- Tính chất bút kí: liệt kê các loại cây, lá (lá bằng lăng, lá bàng, cây cơm nguội vàng, cây bàng); đưa ra thông tin về thời gian rụng lá

- Bộc lộ cảm xúc: “Lạ thế!”, “đến … một mùa thu”,…

=> Tính chất tự sự kết hợp với trữ tình

Câu 5:

- Tác giả nhân hoá, coi cây xà cừ như một con người với những đặc điểm: vô duyên, phổng phao, nhạt hoét, thân hình cường tráng, yếu mềm

- Tính chất bút kí: đưa ra các thông tin về kích cỡ, đặc điểm tán lá, sức tác động đến cảnh quan của cây xà cừ

- Tính chất trữ tình, lồng ghép cảm xúc: “đến như … là cùng”, “chỉ được”,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác