Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Cõi lá

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Cõi lá (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Đỗ Phấn.

Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm chính của tản văn và yếu tố tự sự, trữ tình trong tản văn.

Câu 4: Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.

Câu 5: Chỉ ra một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người.


Câu 1: 

- Tác giả: Đỗ Phấn

- Thể loại: Tản văn

- Nội dung: Văn bản đã tái hiện lên một bức tranh thiên nhiên mùa lá rụng ở Hà Nội rực rỡ, quyến rũ con người qua việc kể, tả kết hợp với bộc lộ cảm xúc tâm trạng ẩn trong các phép tu từ, tạo nên một “cõi lá” theo cách nhìn cùa tác giả.

Câu 2: 

- Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội.

- Ông viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông, nhưng lớn lên lại theo học hội hoạ, thành danh trước hết từ hội hoạ.

- Ông trở lại con đường viết văn khoảng từ năm 2005, với những tản văn về Hà Nội.

- Cho đến nay, Đỗ Phấn đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn và 12 tản văn. Hà Nội là một đề tài lớn trong sáng tác của ông.

Câu 3: 

- Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tuỳ bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

- Sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Yếu tố tự sự trong tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

- Yếu tố trữ tình trong tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

Câu 4:

Đoạn trích tản văn Cõi lá là chuỗi cảm xúc miên man của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá. Có thể chia đoạn trích thành ba phần:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “... xôn xao lá cành” à Cảm xúc vỡ oà khi bất ngờ nhận ra mùa

xuân đã tới.

- Đoạn 2: Từ “Chín cây bồ đề...” đến “… quyến rũ từng bước chân người” à Miêu tả

chi tiết đặc điểm từng loại lá, cây chuyển sắc theo mùa.

- Đoạn 3: Phần còn lại à Niềm rung cảm khi đi trong “cõi lá mùa xuân thành phổ”.

=> Bố cục trên đã thể hiện đặc điểm cơ bản của thể loại tản văn: Không hoàn toàn theo mạch tự sự, luôn có sự kết hợp với mạch cảm xúc; tự sự và trữ tình hoà quyện.

Câu 5: Chỉ ra một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người.

Trả lời:

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình/ nghị luận:

+ Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra ở Hà Nội hay ở nơi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cũng chỉ kéo dài không đến một năm. Có rất nhiều loài cây trong phố có một vòng đời như vậy. Và hình như đó cũng là đặc trưng của cây Hà Nội. Làm nên mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông. Nó làm cho người đi xa nhớ về và người Hà Nội thì tha thiết đợi chờ những khoảnh khắc nghỉ ngơi thần trí trong cái biển người chộn rộn áo cơm này.

+ Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét. Chỉ được mỗi ưu điểm về kích thước. Và cũng là nhược điểm. Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng khi bị đổ. Nhưng không hẳn thế. Thân hình cường tráng và lá cành rậm rạp đến thế của cây lại vô cùng yếu mềm trước một heo may đến sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ bước chân người.

– Đoạn văn có sự kết hợp giữa miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người:

+ Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá.

+ Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại. Hay tự nhận rằng mình như thế.

Kết hợp miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người khiến bức tranh thiên nhiên sống động, có hồn. Thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, hoà quyện với con người.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác