Câu hỏi tự luận mức độ Thông hiểu Công nghệ 4 KNTT bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu

II. Thông hiểu

Câu 3: Để chọn chậu trồng hoa phù hợp chúng ta cần dựa vào các tiêu chí như thế nào?

Câu 4: Theo em chậu hoa này có gì đặc biệt? Nêu đặc điểm của chậu hoa ở hình ảnh trên.

Theo em chậu hoa này có gì đặc biệt? Nêu đặc điểm của chậu hoa ở hình ảnh trên.

Câu 5: Em biết các loại chậu cây nào? Trình bày đặc điểm của một số chậu cây?

Câu 6: Theo em vì sao cần phải lưu ý dưới đáy chậu cây có lỗ thoát nước hay không? Vì sao?

Câu 7: Cho biết những hình dưới đây ứng với giá thể nào của hoa, cây cảnh? 

(Bao gồm: giá thể mùn cưa, giá thể hỗn hợp, giá thể xơ dừa, giá thể trấu hun)

Cho biết những hình dưới đây ứng với giá thể nào của hoa, cây cảnh?

Câu 8: Hoàn thành bảng sau:

Nguồn gốc của giá thể

Tên giá thể

Đá nham thạch được nghiền nhỏ

 

Thân cây gỗ được đốt thành than

 

Vỏ quả dừa được xé hoặc xay nhỏ tạo thành sợi mảnh nhỏ hoặc vụn xơ dừa

 

Vỏ hạt thóc được đốt thành than nhưng còn nguyên hình dạng

 

Câu 9: Các giá thể được sử dụng như thế đối với các loại cây trồng?

Câu 10: Theo em các loại cây cảnh như cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài…sử dụng loại giá thể như thế nào?

 


Câu 3: 

- Khi chọn chậu trồng hoa và cây cảnh nên dựa váo các tiêu chí sau:

+ Kích thước và kiểu dáng phù hợp với cây trồng

+ Màu sắc hài hòa với không gian xung quanh

+ Có lỗ thoát nước phù hợp.

Câu 4: 

- Chậu hoa này đặc biệt ở chỗ vật dụng để đựng hoa là các chai nhựa được tái chế lại thành chậu đựng hoa và sơn các màu sắc rực rỡ cho bắt mắt

- Đặc điểm của chậu hoa ở hình ảnh trên: chất liệu làm bằng nhựa tái chế từ những chiếc chai lọ đã qua sử dụng, nhẹ, mềm.

Câu 5: Em biết các loại chậu cây sau: 

+ Chậu cây bằng gốm

+ Chậu sứ

+ Chậu nhựa

+ Chậu xi măng

+ Chậu đất nung

+ Chậu bằng gỗ

+ Chậu bằng thủy tinh

- Đặc điểm của môt số chậu cây:

+ Chậu sứ: nặng, cứng, nhiều màu sắc, trơn bóng, không bị phai màu

+ Chậu nhựa: nhẹ, mềm, nhiều màu sắc, dễ bị phai màu

+ Chậu xi măng: nặng, cứng, ít màu sắc, thô ráp, không bị phai màu.

Câu 6: Cần phải lưu ý dưới đáy chậu cây có lỗ thoát nước hay không vì:

+ Khi ta tưới nước cây không thể nào hấp thụ hết số nước đó ngay, cần phải có lỗ dưới đáy chậu để thoát nước khi lỡ tưới quá nhiều trách đất trồng bị ngập úng. 

+ Nếu không có lỗ thoát nước hoặc các lỗ quá nhỏ, ít lỗ thoát sẽ khiến nước không thể thoát khỏi chậu, đất bị ẩm ướt dẫn đến thối rễ, chết cây.

Câu 7:

- Hình a: giá thể hỗ hợp

- Hình b: giá thể mùn cưa

- Hình c: giá thể xơ dừa

- Hinh d: giá thể trấu hun

Câu 8:

Nguồn gốc của giá thể

Tên giá thể

Đá nham thạch được nghiền nhỏ

Giá thể đá trân châu

Thân cây gỗ được đốt thành than

Giá thể than củi

Vỏ quả dừa được xé hoặc xay nhỏ tạo thành sợi mảnh nhỏ hoặc vụn xơ dừa

Giá thể xơ dừa

Vỏ hạt thóc được đốt thành than nhưng còn nguyên hình dạng

Giá thể trấu hun

Câu 9: 

  • Các giá thể có thể sử dụng độc lập hoặc phối trộn với nhau với tỉ lệ nhất định tùy theo từng loại cây trồng.
  • Tùy theo nhu cầu về nước của từng loại cây mà lựa chọn loại giá thể sao cho phù hợp.

Câu 10: Các loại cây cảnh như cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài…sử dụng loại giá thể có độ tươi xốp, thoáng khí thoát nước như vỏ trấu, vụn than, sỏi cát, đá nhỏ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác