Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Công dân 8 KNTT bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1. Chúng ta có cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác hay không? Vì sao?
Câu 2. Đối với nước ta hiện nay việc mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới là rất cần thiết, tại sao? Trong khi mở rộng quan hệ hợp tác, nước ta tôn trọng theo những nguyên tắc nào? Những nguyên tắc đó có tác dụng gì?
Câu 3. Em đồng tình hay không đồng tình với mỗi quan điểm dưới đây? Vì sao?
a) Mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có những điều tốt đẹp để chúng ta học tập.
b) Chúng ta có thể học hỏi tất cả những điều tốt đẹp của các dân tộc khác nhưng chỉ nên áp dụng những gì phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
c) Khi học hỏi, tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, chúng ta sẽ đánh mất bản sắc của dân tộc mình.
Câu 4. Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và giải thích tại sao.
Câu 1.
+ Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào.
+ Chúng ta cần kiêm tốn học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nên văn hóa dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước khác làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bên cạnh việc học hỏi các dân tộc, chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào chính đáng của mình.
- Bởi vì:
+ Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có.
+ Những giá trị văn hóa của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học – kĩ thuật.
+ Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hóa của các dân tộc khác.
Câu 2
* Sự cần thiết mở rộng hợp tác:
- Hoàn cảnh nước ta: Đi lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu, ảnh hưởng lớn của hai cuộc chiến tranh.
- Ý nghĩa:
+ Về chính trị: ổn định nâng cao vị thế nước ta.
+ Về kinh tế: Phát triển hội nhập, giúp ta có điều kiện tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, học tập trình độ quản lí...
+ Về văn hoá giáo dục: học hỏi, giao lưu, làm giàu bản sắc dân tộc.
* Nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực.
+ Bình đẳng cùng có lợi.
+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hoà bình.
+ Phản đối âm mưu, hành động gây xức ép cường quyền.
* Tác dụng:
+ Giúp nước ta phát triển toàn diện, cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc toàn cầu.
+ Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Câu 3.
a. Em đồng ý với ý kiến của bạn vì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những điểm độc đáo, riêng biệt mà chúng ta nên học tập để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của chính mình.
b. Em đồng ý với ý kiến của bạn vì chúng ta chỉ nên chọn lọc, áp dụng những điều tốt đẹp của các dân tộc khác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống.
c. Em không đồng ý với ý kiến của bạn vì chúng ta cần học hỏi, tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác có chọn lọc để làm giàu đẹp, phong phú thêm vốn hiểu biết của mình.
Câu 4.
- Những việc nên làm:
+ Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
+ Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.
- Những việc không nên làm:
+ Tỏ thái độ hoặc hành động kì thị, phân biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa, các vùng, miền,…
+ Tiếp thu một cách rập khuôn, máy móc; sao chép nguyên bản, không có sự chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài.
+ Ủng hộ các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Khép kín, không chịu tiếp thu thành tựu văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
+ Tỏ thái độ và hành động xấu hổ, tự ti về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.
Bình luận