Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Công dân 8 CTST bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. Theo em, trách nhiệm cảu các thành viên trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Câu 2. Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Câu 3: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?

Câu 4: Theo em nếu là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình nên làm gì?


Câu 1. 

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 2. 

- Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

- Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.

Câu 3: 

- Người trong gia đình có nhận thức kém, không đủ tinh tế xử lí các tình huống trong gia đình dẫn đến xảy ra xung đột.

- Gia đình có kinh tế eo hẹp, áp lực về kinh tế có thể làm cho các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và gây ra các hành động bạo lực.

- Do tệ nạn xã hội, người bố hoặc người mẹ trong gia đình nghiện ngập, cờ bạc.

- Do trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền phổ biến luật chưa được hiệu quả.

Câu 4: 

- Khi bị bạo hành thường xuyên, có thể tìm sự giúp đỡ của hàng xóm, bạn bè, hoặc chính quyền địa phương để can thiệp và xử lý.

- Nên tự chủ về tài chính hoặc có một khoản tiền tiết kiệm để không phụ thuộc vào chồng.

- Quay hình và chụp ảnh tất cả những bằng chứng bạo hành của đối phương để sử dụng khi cần thiết.

- Khi bị bạo hành nhiều lần, với thương tích nặng, có thể đi giám định thương tật để làm bằng chứng tố cáo đối phương.

- Phối hợp với bạn bè, gia đình, cơ quan chức năng giúp đối phương thay đổi tâm tính, để hạn chế các hành vi bạo lực.

- Nếu không thể thay đổi được tâm tính của đối phương và hành vi bạo lực vẫn tiếp diễn thường xuyên, chủ động yêu cầu ly hôn và phải đảm bảo an toàn cho bản thân và con cái để tránh hành vi bạo hành.

- Nếu do hành vi bạo hành khiến nạn nhân gặp vấn đề về tâm lý, có thể tìm đến chuyên gia tâm lý để hỗ trợ chữa lành tổn thương tâm lý.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác