Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Tin học 8 CD bài 2: Vài nét lịch sử phát triển máy tính (tiếp theo)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1:  Em hãy giới thiệu sơ lược về sự phát triển tiện ích giao tiếp người - máy tính.

Câu 2: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì?

Câu 3: Dựa trên những tiến bộ về công nghệ, máy tính điện tử có thể được phân chia thành mấy thế hệ? Công nghệ của từng thế hệ máy tính là gì?

Câu 4: Thế hệ máy tính nào bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình? Đặc điểm máy tính của thế hệ này là gì?

Câu 5: Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính nào? Kể thêm ví dụ về một loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.


Câu 1:

Thao tác chạm vuốt bằng đầu ngón tay vừa tiện ích vừa nhanh chóng hơn dùng chuột.

Màn hình cảm ứng ra đời là một thành tựu trong giao tiếp người - máy tính.

Các công cụ giao tiếp người - máy tính ngày càng phát triển với các công nghệ mới, hiện đại, tiện dụng cho người dùng.

Câu 2:

- Là máy tính cơ học, thực hiện việc tính toán một cách tự động.

- Có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.

- Có thiết kế giống với máy tính ngày nay.

Câu 3:

Máy tính điện tử có thể được phân chia thành năm thế hệ:

Máy tính điện tử

Công nghệ

Thế hệ thứ nhất

Đèn điện tử chân không

Thế hệ thứ hai

Bóng bán dẫn

Thế hệ thứ ba

Mạch tích hợp

Thế hệ thứ tư

Mạch tích hợp cỡ rất lớn, bộ vi xử lí

Thế hệ thứ năm

Mạch tích hợp cỡ siêu lớn

Câu 4: 

- Thế hệ máy tính thứ ba bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình.

- Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ ba:

+ Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp.

+ Bộ nhớ: lõi từ lớn, băng từ, đĩa từ.

+ Kích thước: lớn (tương đương một chiếc bàn làm việc).

+ Thiết bị vào - ra: được bổ sung bàn phím, màn hình, máy in,...

Câu 5:

- Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính thứ tư.

- Thẻ nhớ USB và ổ đĩa cứng thể rắn (SSD) là những ví dụ về bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác