Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 2: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Malala Yousafzai.

Câu 3: Hãy trình bày về tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận và các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

 

Câu 4: Luận đề của văn bản là gì? Dựa vào đâu để em xác định điều đó

 


Câu 1: 

- Tác giả: Malala Yousafzai

- Thể loại: Văn bản nghị luận

- Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/07/2013

- Nội dung: Văn bản đã đề cập đến tình trạng trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới không được đảm bảo các quyền lợi vốn có, đặc biệt là giáo dục. Qua đó, tác giả trình bày quan điểm về tầm quan trọng của giáo dục nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo, các tổ chức,… hướng tới giải quyết này.

Câu 2: 

- Malala Yousafzai (sinh ngày 12/7/1997) là một nữ sinh đến từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc cô 11-12 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến Cuộc chiến Swat lần thứ hai. Yousafzai bắt đầu trở nên nổi tiếng, cô được phỏng vấn trên các bài báo in và trên truyền hình. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.

Câu 3: 

  1. a) Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

- Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ cần được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

  1. b) Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận

- Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa,... của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt,... Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

Câu 4:

- Luận đề của văn bản: Giáo dục là giải pháp tối quan trọng để giải quyết các vấn đề ở trẻ em ở nhiều vùng trên thế giới.

- Căn cứ:

+ Sự nhấn mạnh ở phần cuối văn bản. “Một đứa trẻ, một giáo viên, một cây bút và một cuốn sách có thể thay đổi thế giới. / Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục là trên hết.”

+ Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, đưa ra nhiều lời kêu gọi cốt để đem giáo dục đến cho mọi trẻ em trên toàn thế giới.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác